Báo cáo đánh giá hiện trạng và theo dõi loài thứ cấp, loài quý hiếm trong khai thác nghêu MSC tại tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre.

Tác giả: 

Th.S Nguyễn Như Sơn, Th.S Nguyễn Xuân Toản, Nhóm cán bộ ICAFIS

Năm xuất bản: 

10/30/2020
KẾT LUẬN 1. Đánh giá về hiện trạng, theo dõi loài thứ cấp Kết quả khảo sát tại các bãi nghêu tại thời điểm thu hoạch nghêu thương phẩm, nhóm nghiên cứu bắt gặp được 07 loài thứ cấp (ốc cau, ốc bông, ốc mỡ, ốc gai, ốc viết, ốc mượn hồn và chang chang), trữ lượng loài thứ cấp tại các bãi nghêu được ước tính cụ thể như sau: - Tổng trữ lượng các loài thứ cấp đạt 943,5 tấn, chiếm 1,86% so với tỷ lệ trữ lượng nghêu thương phẩm đƣợc xác định trên bãi nghêu xã Tân Thành. Sản lượng loài thứ cấp ở gió mùa Tây Nam thấp hơn gió mùa Đông Bắc khoảng 1,76 lần; Phân bố sản lượng loài thứ cấp tập trung chủ yếu ở vùng cao triều, đặc biệt là vùng có nghêu thương phẩm chết nhiều. - Tại bãi nghêu của các HTX tỉnh Trà Vinh, thành phần loài thứ cấp trong bãi nghêu thấp từ 3 - 4 loài, tổng sản lƣợng ƣớc tính cho loài thứ cấp có tỷ lệ thấp so với ước tính trữ lượng nghêu, cụ thể: Thành Công là 1,27%, Tiến Thành là 0,22% và Thành Đạt là 1,10%; Sản lượng loài thứ cấp ở gió mùa Tây Nam thấp hơn gió mùa Đông Bắc dao động từ 1,2 - 1,7 lần; Tùy thuộc vào từng bãi nghêu của các HTX mà mật độ phân bố các loài thứ cấp có sự khác nhau rõ rệt. - Bãi nghêu của các HTX tỉnh Bến Tre, xuất hiện từ 2 - 6 loài thứ cấp, mật độ phân bố không cao, có tới 50% số trạm khảo sát không có các loài này; Tổng sản lượng ước tính loài thứ cấp có tỷ lệ thấp so với ƣớc tính trữ lƣợng nghêu, cụ thể: HTX Tân Thủy là 1,79%; HTX Thạnh Lợi là 0,92%; HTX Rạng Đông là 1,30% và HTX Đồng Tâm là 1,43%; Sản lượng loài thứ cấp tại gió mùa Đông Bắc cao hơn gió mùa Tây Nam dao động từ 1,4 - 2,3 lần. Khai thác nghêu thương phẩm chủ yếu là thủ công (bắt bộ), thân thiện với hệ sinh thái trên bãi nghêu của các hợp tác xã đã khảo sát. Ngoài ra, công tác theo dõi và quản lý khai thác các loài thứ cấp chưa được các HTX quan tâm, đặc biệt lập sổ nhật ký theo dõi các loài này. 2. Đánh giá về hiện trạng và tác động khai thác nghêu tới loài quý hiếm - Sự xuất hiện của các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Tại vùng nghêu của tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh xuất hiện có 5 loài thực vật, 32 loài chim, 26 loài cá, 22 loài bò sát, 16 loài thú, 2 loài giáp xác thuộc nhóm quý hiếm được định nghĩa theo các mức độ đe dọa tuyệt chủng từ cấp độ VU đến EX, có phân bố trên địa bàn khảo sát trong vòng bán kính 50 km, tỉnh Bến Tre là tỉnh có nhiều loài động thực vật quý hiếm nhất. Trong đó, loài Ngan cánh trắng, Rắn hổ mang, Trăn đất, Trăn gấm và Vít là loài đƣợc đánh giá ở mức rất nguy cấp. - Đánh giá tác động của hoạt động sản xuất nghêu các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng a) Đánh giá thông qua kiểm tra thực địa Hoạt động sản xuất nghêu tại 3 tỉnh dự án sử dụng các công cụ khai thác bằng tay, không sử dụng các loại hóa chất hay phương tiện cơ khí gây ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, việc khai thác nghêu không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái tại vùng nghêu cũng như loài động thực vật quý hiếm. b) Đánh giá thông qua kiểm tra hồ sơ, chính sách tại địa phương Thông qua quá trình kiểm tra, tại 3 tỉnh đều tuân thủ những quy định của chính phủ về việc quản lý và bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, tại tỉnh Bến Tre và tỉnh Tiền Giang có xây dựng những quy định riêng cho tỉnh về bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm, tại tỉnh Trà Vinh hàng năm đều tổ chức các buổi tập huấn, phát tờ tuyên truyền bảo vệ nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài quý hiếm. Tại cấp cộng đồng, tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, việc cấm khai thác săn bắn các loài động thực vật quý hiếm đều được quy định trong quy chế hoạt động của HTX; tổ cộng đồng và các Hợp tác xã tại tỉnh Trà Vinh chưa đề cập tới. c) Đánh giá thông qua tham vấn cộng đồng địa phương Thông qua, phỏng vấn nhanh sử dụng bảng hỏi có hình ảnh đối tượng loài quý hiếm nhằm tăng tính hiệu quả trong đánh giá, người dân địa phương đều khẳng định 100% không khai thác các loài động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, mức độ nhận biết loài quý hiếm trong cộng đồng còn chƣa tốt, các HTX chƣa hiểu rõ các loài nào nằm trong Sách đỏ hay các Quy định về Bảo tồn và đa dạng sinh học. Các dụng cụ khai thác của cộng đồng đều thân thiện với môi trƣờng và không có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường vùng nghêu.

Tài liệu cùng loại