Tác giả:
Tưởng Phi Lai, Đinh Xuân Lập
Năm xuất bản:
04/24/2015
Việt Nam có chiều dài bờ biển 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, có hơn 120 con sông lớn nhỏ chảy ra biển, cửa sông ven biển, đầm phá, đặc biệt là rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô, vùng triều với các thủy vực nước ngọt là những hệ sinh thái tiêu biểu, đặc thù để phát triển thủy sản.
Do nhu cầu tưới tiêu, thuỷ lợi và sản xuất điện, Việt Nam đã xây dựng được rất nhiều hồ chứa cỡ lớn và trung bình: Vùng trung du miền núi phía Bắc có 1.750 hồ chứa; vùng Đồng bằng sông Hồng có 35 hồ chứa; vùng Bắc Trung bộ; vùng duyên hải miền Trung có 32 hồ chứa, vùng Tây Nguyên có 972 hồ chứa, vùng Đông Nam bộ có nhiều hồ lớn như Trị An, Thác Mơ, Dầu Tiếng, Hàm Thuận và rất nhiều hồ chứa nhỏ. Tổng diện tích các thuỷ vực nước ngọt của Việt Nam được dùng cho khai thác và nuôi trồng thủy sản là 1,4.106ha. Ngoài vai trò chính như thủy điện, cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, cải thiện giao thông, chống lũ cho hạ lưu…hồ chứa còn mang lại lợi ích kinh tế về du lịch, thể thao và đặc biệt phát triển ngành thủy sản.