Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam và lợi ích của việc nhận thức về các vấn đề môi trường đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nguồn :vnpi.vn

Trách nhiệm xã hội là một quá trình mà các doanh nghiệp ứng dụng nhằm mục đích đáp ứng hoặc đáp ứng vượt quá các yêu cầu và mong đợi của các bên liên quan về các lợi ích kinh tế, hiệu quả hoạt động môi trường và các tác động xã hội. Có 3 khái niệm quan trọng cần phải xem xét để có thể đạt được sự phát triển bền vững là: sự phát triển về kinh tế; cân bằng sinh thái và tiến trình phát triển của xã hội. Với quá trình về trách nhiệm xã hội (CSR) doanh nghiệp có thể đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của địa phương qua việc gắn các hoạt động của mình với cộng đồng để đạt được những thành quả tích cực cho tất cả các bên.

Việc gắn kết các khái niệm CSR vào các hoạt động hàng ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam, việc ứng dụng các khái niệm của CSR có thể đem lại các lợi ích đáng kể trên thị trường, ký kết hay mở rộng hợp đồng với khách hàng, bao gồm cả các tổ chức khách hàng quốc tế. Năng suất của doanh nghiệp cũng được nâng cao qua việc cải tiến điều kiện làm việc của người lao động.

Các lợi ích của việc áp dụng CSR đối với các doanh nghiệp là rất đáng kể. Trước hết, trách nhiệm của các nhà đầu tư được chỉ ra tương ứng với hiệu quả hoạt động xã hội và môi trường của một doanh nghiệp. Những phản ứng tích cực của các nhà đầu tư, tại các quốc gia phát triển và đang phát triển, được nhìn nhận khi hiệu quả hoạt động môi trường của tổ chức là tốt. Tương tự như vậy, các tổ chức hoạt động đa quốc gia rất chú trọng đến hiệu quả hoạt động môi trường và xã hội của các đối tác tiềm năng trước khi lựa chọn đầu tư. Những tiềm ẩn trong xu thế đầu tư trong tương lai này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt nam cần phải xem xét ngay việc áp dụng CSR.

Sau gần 20 năm của chiến dịch “Người tiêu dùng xanh” trên thế giới, các bằng chứng chỉ ra rằng người tiêu dùng đã xem xét đến các vấn đề về sức khoẻ, xã hội và đạo đức của sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Các cuộc nghiên cứu cũng cho thấy khách hàng cũng đang dần thay đổi tâm lý mua hàng với mục đích khuyến khích của các doanh nghiệp có trách nhiệm và tẩy chay hàng hoá của các doanh nghiệp không có trách nhiệm. Người tiêu dùng ngày càng bị ảnh hưởng từ các báo cáo hay các tin đồn về các phương thức không thân thiện và gần như ngay lập tức có phản ứng trừng phạt các doanh nghiệp này bằng việc tránh mua sản phẩm của họ. Mối đe doạ về hình ảnh không đẹp đối cộng đồng và sự suy giảm của hàng hoá tiêu thụ là động lực chủ yếu để các doanh nghiệp xem xét đến các tác động của các hoạt động của mình. Khi áp dụng và duy trì CSR, các doanh nghiệp có thể nhận được sự ủng hộ của khách hàng, qua đó doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng.

Các thành viên cộng đồng cũng rất quan tâm đến các phương pháp hoạt động và các tác động của các doanh nghiệp nằm trên địa phương. Với việc công khai các thông tin ra cộng đồng, kết hợp với các hoạt động CSR, có thể nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích của sự phá triển, qua đó có thể nâng cao được sự ủng hộ của cộng đồng.

Tại Việt Nam, khái niệm CSR còn rất mới. Một vài doanh nghiệp đã áp dụng các chính sách CSR và Qui tắc về đạo đức, tuy nhiên chúng thường được dựa trên phương pháp tiếp cận từ trên xuống, nhà cung cấp áp dụng Qui tắc về đạo đức khi có yêu cầu từ khách hàng hơn là họ tự phát triển CSR để mở rộng thị phần. Điều này có thể đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng nhiều Qui tắc và đạo đức khác nhau, phụ thuộc vào số khách hàng mà họ giao dịch, đôi khi là mâu thuẫn. Hơn nữa, việc hiểu về khái niệm CSR tại Việt Nam cũng có những biến đổi đáng kể, cả trên phạm vi quốc gia và tại doanh nghiệp. Điều này làm cho việc áp dụng CSR tại Việt Nam càng thụ động.

Theo khuyến nghị từ một cuộc nghiên cứu về CSR tại Việt nam đã đề xuất chính phủ cần cung cấp cho các doanh nghiệp và các bên liên quan các thông tin về các qui tắc của CSR nhằm nâng cao nhận thức và năng lực, chính phủ cần lập quĩ hỗ trợ cho việc áp dụng CSR. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam đã xác định xu thế tích cực trong các tổ chức đã áp dụng CSR, ví dụ như: nâng cao hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp, điều kiện làm việc tốt hơn, năng suất và chất lượng được nâng cao. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã áp dụng CSR tại Việt nam cho biết các phương pháp cải tiến đã giúp họ nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm số sản phẩm khuyết tật và nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một các ổn định liên quan đến thời hạn giao hàng. Các tổ chức này cũng có nhiều hợp đồng và ổn định hơn và nâng cao được sự thoả mãn của người lao động (do vậy giảm được tỷ lệ sa thải / thay thế nhân viên).

Trên phạm vi quốc tế, các khái niệm CSR ngày càng trở nên quan trọng. Các nhà đầu tư xem xét các vấn đề về sở hữu doanh nghiệp, xã hội và môi trường trước khi đầu tư. Tại Australia, một cuộc khảo sát được thực hiện trong năm 2003 tại 50 Công ty hàng đầu được liệt kê trên thị trường chứng khoán. Cuộc khảo sát này làm rõ một số xu hướng, với các tổ chức đáp ứng các nhu cầu của các bên liên quan liên quan đến sở hữu tổ chức, thì các vấn đề về môi trường và xã hội thường bị xem nhẹ. Mặc dù vậy, các công ty vẫn hiểu rằng vẫn có thể hoạt động theo phương thức có trách nhiệm mà không tác động đến thành tựu kinh tế của mình và nhằm mục đích đạt được sự bền vững lâu dài, gắn kết các phương pháp CSR vào các hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động tất yếu

Để áp dụng thành công CSR tại các quốc gia đang phát triển và cả các quốc gia phát triển phải trải qua rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đã đến lúc phải hành động nếu như các tổ chức muốn gặt hái được những thành quả về xã hội và môi trường.

Rachel Murphy, VPC

 

Share: 

Tin tức khác