NHẬT KÝ ĐIỆN TỬ NUÔI TÔM – GIẢI PHÁP ĐÓN ĐẦU THỜI HỘI NHẬP

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu ngày càng cao và theo đó những yêu cầu cũng tăng dần theo thời gian. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã và đang là yêu cầu BẮT BUỘC của thị trường trong và ngoài nước, truy xuất nguồn gốc trở thành một xu hướng tất yếu của thị trường. Vậy làm gì để giúp người sản xuất quy mô nhỏ từng bước gia nhập thị trường hội nhập, đó là một câu hỏi được các bên đặt ra từ lâu.

Tôm nước lợ, bao gồm Tôm sú (P. monodon) và Tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) là đối tượng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong hơn hai thập kỷ, với chủ trương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (NQ 09/2000/NQ-CP), sự bùng nổ thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới, và đặc biệt là sự thành công trong công nghệ sản xuất giống tôm nhân tạo, nghề nuôi tôm nước lợ của Việt Nam có bước tăng trưởng mạnh cả về diện tích và sản lượng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành thủy sản cũng như toàn bộ nền kinh tế. 

icafis_nhat_ky_nuoi_tom_3.jpg

Sự phát triển của nghề nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam trong thời gian qua góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tạo nhiều công ăn việc làm cho cho trên 1,35 triệu người dân các vùng nông thôn ven biển (TCTS, 2015). Theo số liệu thống kê, năm 2019, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,36 tỷ USD, vào 102 thị trường các nước. Top 10 thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam bao gồm EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, Đài Loan, ASEAN, Thụy Sỹ, chiếm 96,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Bên cạnh những thành tựu đạt được ngành tôm cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Theo đó TRUY XUẤT NGUỒN GỐC là một trong những yêu cầu bắt buộc của các nước nhập khẩu và các hệ thống chứng nhận VietGap, ASC, BAP, GlobalGAP…và trong bối cảnh hội nhập EVFTA, TPP thì yêu cầu này càng được nâng cao. Tuy nhiên năng lực áp dụng của người dân còn hạn chế.

icafis_nhat_ky_nuoi_tom_1.jpg

Vậy làm gì để người tôm từng bước tham gia hội nhập ? đó cũng là trăn trở của ICAFIS và nhiều bên liên quan. Từ đó, trong khuân khổ dự án “Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam – Graisea 2” do Trung tâm ICAFIS  và tổ chức OXFAM Việt Nam thực hiện trong chuỗi tôm tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, ICAFIS đã chủ động hợp tác cùng Công ty TNHH Tép Bạc phát triển và áp dụng thử nghiệm hệ thống nhật ký điện tử nuôi tôm

icafis_nhat_ky_nuoi_tom_2.jpg

Mục tiêu: Nâng cao năng lực áp dụng cộng nghệ tiên tiến trong sản xuất và tiếp cận thị trường cho người nuôi tôm quy mô nhỏ.

Đối tượng áp dụng: Hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu

Thời gian thử nghiệm: 01 năm từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021

Kết quả mong muốn: Người nuôi tôm quy mô nhỏ được nâng cao năng lực, kỹ năng trong ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin vào sản xuất qua đó góp phần tăng cơ hội tiếp cận thị trường  trong quá trình hội nhập EVFTA, TPP…

Để biết thêm thông tin về Chương trình, liện hệ:

Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc ICAFIS, Email: Lap.dinhxuan@icafis.vn

Ông Trần Phong – Giám đốc Công ty TNHH Tép Bạc, Email: phong.tran@tepbac.com

https://tepbac.com/tin-tuc/full/ung-dung-ghi-nhat-ky-ao-cho-trai-nuoi-to...

Chúc bà con được mùa, được giá, mọi sự tấn tới !

Xuân Lập – ICAFIS

Share: 

Tin tức khác