(ICAFIS - SCBV) Diễn đàn phát triển ngành hàng nhuyễn thể bền vững - 06/04/2022 06/04/2022.

Chiều 6-4, tại TP Nam Định, Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) thuộc Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), UBND tỉnh Nam Định, tổ chức diễn đàn “Phát triển ngành hàng nhuyễn thể bền vững”. Theo báo cáo của Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) thì năm 2021 xuất khẩu nhuyễn thể đạt 141,6 triệu USD, tăng 35% so với năm 2020. Trong cơ cấu xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ năm 2021, nghêu (ngao) là sản phẩm chủ lực, chiếm 73% với gần 103 triệu USD, tăng 52% so với năm 2020. Năm 2021, xuất khẩu nhuyễn thể sang thị trường EU tăng mạnh 37% đạt 87 triệu USD, trong đó riêng xuất khẩu sản nghêu tăng 42% với giá trị 78 triệu USD. Có thể thấy Ngành hàng nhuyễn thể vẫn còn có tiềm năng lợi thế phát triển. Hiện sản phẩm nhuyễn thể của Việt Nam đã xuất khẩu ra thị trường 67 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có một số thị trường chính như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Malaysia,.....

z3320037640098_20ee3b25fc3dd5ce590d2222e4e6d4e8.jpg

Ban chủ trì Diễn đàn phát triển ngành hàng nhuyễn thể bền vững

Trong các mặt hàng nhuyễn thể thì con nghêu (ngao) có nhiều dư địa phát triển nhất. Theo báo cáo của cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), trên cả nước có 20 địa phương nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, trong đó các tỉnh Thanh Hoá (30%), Bến Tre (20%), Nam Định(10%), Bình Thuận, Thái Bình, Hải Phòng, Sóc Trăng, Kiên Giang, Quảng Ninh, Tiền Giang, chiếm 97% kim ngạch. Năm 2020, tổng sản lượng nhuyễn thể đạt khoảng 300.000 tấn, trong đó tiêu thụ nội địa chiếm 250.000 tấn, chủ yếu thông qua các kênh như Cảng cá, bến cá, chợ cá, Chợ truyền thống, Siêu thị, cửa hàng tiện dụng, Nhà hàng, khách sạm, Làng nghề gắn với du lịch... gấp 5 lần sản lượng xuất khẩu (khoảng 50.000 tấn)

z3320037525925_e68129c28e157deb9b6233c31118f1f8.jpg

Quý đại biểu đại diện các cơ quan nhà nước, nhà khoa học, công ty, và bà con nuôi nghêu tham dự hội nghị

Với nguồn lợi tự nhiên tương đối thuận lợi cũng như nhu cầu đốn với ngành hàng này rất lớn nên diện tích nuôi nhuyễn thể ngày càng tăng. Báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản năm 2021 chỉ ra nằng, diện tích nuôi nhuyễn thể trên cả nước là 55.000 ha, sản lượng ước đạt 380.000 tấn, tăng 1,3% so với năm 2020. Tuy thế ngành nuôi nhuyễn thể cũng đang tồn đọng nhiều vần đề cần giải quyết. Thứ nhất là hoạt động nuôi nhuyễn thể vẫn mang tính tự phát, các vùng nuôi đều thả dày đến quá dày khiến các con phải tranh giành nguồn dinh dưỡng tự nhiên với nhau, đặc biệt nguồn nhuyễn thể giống từ khai thác tự nhiên và sinh sản nhân tạo không đủ cung cấp cho nhu cầu nuôi. Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) người nuôi sử dụng giống tràn lan, hầu hết không có nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi nhuyễn thể tại Việt Nam. Thêm nữa, công tác quy hoạch vùng sản xuất giống thuỷ sản chưa được thực hiện, các cơ sở sản xuất giống được hình thành manh mún, mang tính tự phát, mạnh ai người đó nuôi và kỹ thuật đầu tư không đồng bộ nên phát triển thiếu bền vững. Đây là một trong những nguyên nhân khiến việc kiểm soát về tình hình dịch bệnh trong nghề nuôi gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, môi trường sinh thái tại các vùng nuôi nhuyễn thể ngày một suy thoái, dẫn đến việc nhuyễn thể nuôi bị thiệt hại/phát sinh dịch bệnh.

z3320037692373_427286d3b5aca6ad9fef11ec71ec604f.jpg

Đại biểu tham dự diễn đàn

Không chỉ còn tồn đọng những vướng mắc trong khâu sản xuất, mà khâu chế biến và sơ chế nhuyễn thể hai mảnh vỏ, đặc biệt là nghêu (ngao) cũng đang có những vướng mặc cần được tháo gỡ. Sản phẩm thương phẩm được thu mua có kích thước còn nhỏ, tỉ lệ thịt/vỏ thấp không đáp ứng nhu cầu nhà mua hàng,  còn quá nhiều cát bên trong thịt nghêu nên khâu sơ chế, chế biến kéo dài để loại bỏ cát, khiến chi phí sản xuất tăng dẫn đến giá thành sản phẩm cũng tăng.

z3320037728360_4dc6cb567590f4acfeccb299332552ea.jpg

Đại Biểu tham dự diễn đàn

Trong diễn đàn, ông Đinh Xuân Lập - Phó Giám đốc trung tâm ICAFIS cũng có bài trình bày về "Thực hành trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng nghêu". Ông chia sẻ “Cùng với sự phát triển chung của lịch sử nhân loại các hệ thống chứng nhận quốc tế cũng xây dựng các tiêu chí hướng đến phát triển bền vững, tập trung vào các khía cạnh: i) An toàn thực phẩm; ii) Môi trường; iii) Trách nhiệm xã hội gắn liền với… người sản xuất quy mô nhỏ iv) Truy xuất nguồn gốc sản phẩm”. Tại các vùng nuôi nghêu của Việt Nam, cũng có nhiều địa phương đã và đang thực hiện các chứng nhận  liên quan đến thực hành Trách nhiệm xã hội như Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Trà Vinh đạt ASC, Tiền Giang Bến Tren đạt MSC, Bến Tre đạt Fair Trade.

z3320037821766_681c622c0f8f6ad65094b6c528cdde6b.jpg

Thứ trưởng bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tổng kết diễn đàn

Tổng kết diễn đàn, Thứ trưởng bộ BB&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, việc phát triển ngành nhuyễn thể có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh té thủy sản đã đề ra. Để ngành hàng nhuyễn thể phát triển bền vững, trong thời gian tới chúng ta cần đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng con giống, thực hiện việc nuôi, sơ chế, chế biến nhuyễn thể một cách bài bản, có hệ thống, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Qua đó thứ trưởng cũng có chỉ đạo cụ thể đến những ban ngành để cùng chung tay thực hiện mục tiêu phát triển ngành nhuyễn thể bền vững.

Nguyễn Lý - ICAFIS

Share: 

Tin tức khác