ICAFIS - Dự án "Tăng cường Bình Đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á (GRASEA2)"

Đơn vị ài trợ: Chính Phủ Thụy Điển

Đơn vị điều phối: OXFAM tại Việt Nam

Đơn vị thực hiện: 

Trung tâm hợp tác quốc tế Nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững phụ trách chuỗi giá trị Tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng.

Trung tâm bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên biển  phụ trách chuỗi giá trị tôm tại Cà Mau

Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và phát triển nông thôn phụ trách chuỗi giá trị lúa gạo

Thời gian: 2018-2021

Mục Tiêu tổng quát: Dự Án được thiết kế nhằm thay đổi cuộc sống của những người sản xuất quy mô nhỏ và người lao động trong kinh doanh nông nghiệp của Việt Nam thông qua tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong phát triển chuỗi giá trị tôm/lúa gạo bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. Dự án được ICAFIS thực hiện trong chuỗi tôm tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Mục tiêu cụ thể: 

GRAISEA 2.0 tại Việt Nam kế thừa và củng cố những thành tựu ban đầu và bài học kinh nghiệm từ GRAISEA 1.0 dựa trên cơ chế phối hợp hiệu quả và sáng tạo hơn nhằm giúp người sản xuất nhỏ, đặc biệt là phụ nữ, đạt được chia sẻ lợi ích và rủi ro công bằng hơn trong chuỗi giá trị. Từ đó, họ có khả năng ứng phó, thích nghi và giảm thiểu rủi ro liên quan như những cú sốc từ thị trường, rủi ro tài chính và biến đổi khí hậu. Do đó, chương trình tại Việt Nam đề xuất gồm 5 hợp phần chính sau:

  • Tiếp tục công tác liên quan đến chuỗi giá trị tôm bao trùm và trách nhiệm cùng với các đối tác hiện tại tại 02 tỉnh từ giai đoạn 1 (Sóc Trăng và Cà Mau) và bổ sung thêm 01 tỉnh mới (Bạc Liêu); và chuỗi giá trị lúa gạo với 01 đối tác mới tại 03 tỉnh (Sóc Trăng, An Giang và Kiên Giang). Đồng thời, khởi động công tác chuỗi giá trị cho mô hình luân canh tôm - lúa tại 04 tỉnh kể trên (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang). Tập trung cải thiện năng lực, tiếng nói và tổ chức đại diện cho người sản xuất nhỏ lẻ và nhóm sản xuất để mưu cầu quyền lợi, đáp ứng yêu cầu năng suất và chất lượng, quản lý rủi ro và ảnh hưởng đến quản trị thị trường. Dự án sẽ tiếp tục hợp tác với Hiệp hội Cải thiện Hải sản Châu Á (ASIC) và sử dụng bộ tiêu chuẩn SEASAIP cho nuôi trồng tôm và SRP cho canh tác lúa.
  • Hỗ trợ xây dựng năng lực và lập kế hoạch chiến lược cho 07 công ty đối tác trong lĩnh vực kinh doanh lúa gạo và tôm để họ tiếp tục phát triển mô hình kinh doanh bao trùm trong doanh nghiệp, tập trung vào quyền lợi lao động và phúc lợi xã hội cho lao động nữ, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, quản lý rủi ro thiên tai, đồng thời cải thiện đầu tư bao trùm vào chuỗi giá trị bền vững, tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn một cách bền vững, gia tăng lợi ích và tăng phần giá trị chia sẻ với người sản xuất nhỏ.
  • Hợp tác với 07 công ty triển vọng nhằm xây dựng cơ chế quản trị chuỗi giá trị tốt hơn thông qua tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị, thúc đẩy và thực hiện Bộ Quy tắc đạo đức chuỗi giá trị mang tính chất tự nguyện với sự tham gia của các tác nhân chính trong chuỗi (bắt đầu từ ngành tôm).
  • Hợp tác với 02 công ty triển vọng và 04 tổ hợp tác sản xuất nhằm tạo ra tính hiệu suất và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh bền vững của chính họ thông qua việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh định hướng doanh nghiệp xã hội.
  • Tác động đến các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam ở cấp tỉnh và cấp trung ương nhằm cải thiện môi trường pháp lý hướng tới tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp nông nghiệp áp dụng thực hành kinh doanh có trách nhiệm, phát triển chuỗi giá trị bền vững và bao trùm giúp tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ và thích ứng với khí hậu. Dựa trên Mục tiêu Phát triển Bền vững của Việt Nam làm khung chính sách và thông qua các sáng kiến đa bên như Đối tác công tư (PPP) trong nông nghiệp, ASIC hay diễn đàn SRP, hoạt động này sẽ được triển khai cùng với Bộ NN & PTNT ở cấp trung ương và Sở NN & PTNN ở cấp tỉnh. Kết quả, kinh nghiệm và/hoặc thực hành tốt nhất sẽ được sử dụng trong quá trình vận động và tạo tầm ảnh hưởng ở phạm vi khu vực.

Đồng thời, những phương pháp tiếp cận và nguyên tắc sau cũng sẽ được áp dụng tại Việt Nam:

  • Tăng quyền năng Kinh tế cho Phụ nữ: giúp định hình thay đổi về quan niệm, ý tưởng, giá trị trong xã hội và thông qua những hành động tập thể có mục đích. Những thay đổi này sẽ được thúc đẩy bằng ba nhóm hoạt động: củng cố phẩm giá và lòng tự trọng ở phụ nữ, đảm bảo phụ nữ và vấn đề của phụ nữ được đại diện và có tầm ảnh hưởng trong không gian ra quyết định; hỗ trợ tiếp cận phổ cập với tri thức và tiến bộ công nghệ, mở rộng cơ hội kinh tế; hỗ trợ hoạt động vận động của các nhóm phụ nữ tại cơ sở nhằm thách thức và thay đổi mối quan hệ thiếu bình đẳng trong phạm vi cá nhân/hộ gia đình, cộng đồng và thị trường/chuỗi giá trị, khởi đầu bằng việc thay đổi hành vi của khu vực tư nhân; và tạo môi trường thuận lợi. Ở tất cả các cấp độ trên, chúng tôi sẽ lồng ghép can thiệp để giải quyết những thay đổi trong chuẩn mực giới.
  • Phương pháp Phân tích Rủi ro Thiên tai (CRA) trong chuỗi giá trị: đảm bảo phát hiện đầy đủ tất cả rủi ro, nguy hại tiềm tàng và cơ hội tiềm năng trong toàn bộ quy trình, bước và tác nhân tham gia, và từ đó xây dựng các chiến lược phù hợp với năng lực sẵn có của tất cả các bên liên quan. Trong CRA, thực hiện đánh giá bao trùm và có sự tham gia, tổ chức sự kiện tham vấn với sự tham gia đầy đủ của các tác nhân trong chuỗi giá trị, xây dựng một chiến lược ưu tiên và tầm nhìn dài hạn nhằm giảm rủi ro/thiệt hại và tăng cơ hội. Nhân lực và nguồn lực tài chính sau đó được phân bổ nhằm xây dựng khả năng thích ứng với khí hậu và phục hồi của chuỗi giá trị. Công cụ CRA giúp xác định rủi ro khí hậu, xây dựng tiêu chuẩn, hướng dẫn và cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động và kết quả của việc chia sẻ rủi ro trong một chuỗi giá trị.

    Thông tin thêm về dự án, vui lòng liên hệ: Cô Nguyễn Thị Ngọc Trang -cán bộ dự án. 

    Email: trang.nguyenngoc@icafis.vn hoặc info@icafis.vn

    Điện thoại: 0234.7245121

 

Share: 

Tin tức khác