Hiến kế Liên kết chuỗi tôm tại Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019

Sáng nay, tại Hà Nội, Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 đã chính thức khai mạc đại diện Chính phủ bao gồm hần 50 Uỷ viên và hơn 2.500 doanh nghiệp, cùng hàng trăm chuyên gia, nhà quản lý có mặt. 6 phiên họp bàn về các nội dung kinh tế gồm Du lịch, Kinh tế số, CPTPP, Vốn - Tài chính, Nông nghiệp, Khởi nghiệp chuyên biệt sẽ diễn ra đồng thời vào sáng 2/5.

Tại đây, các vấn đề kinh tế vĩ mô sẽ được mổ xẻ, cùng đối thoại chính sách công - tư cởi mở giữa đại diện Chính phủ và khối tư nhân. Nhiều hiến kế từ cộng đồng doanh nghiệp cũng sẽ được thảo luận, phân tích, là cơ sở quan trọng để hoàn thiện khung chính sách thúc đẩy sự phát triển của khu vực này sắp tới.

889760249d2b7875213a-4384-1556761573_680x0.jpg

Đặc biệt đối với lĩnh vực Nông nghiệp, các giải pháp  hình thành và chuẩn hóa các chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản sẽ có tại phiên Hiến kế với chủ đề: Tạo lập và phát triển bền vững các chuỗi giá trị nông, lâm thuỷ sản hội nhập Quốc tế vào sáng hôm nay. Với sự điều hành của ông Cao Đức Phát - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông; Ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Ông Trần Quốc Toản – Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương, cùng với sự tham gia của các lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước ngành nông nghiệp, thuỷ sản và các doanh nghiệp…

8041049cde933bcd6282-8346-1556762202_680x0_0.jpg

Ông Cao Đức Phát, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương. 

Theo báo cáo đưa ra, Trong 10 năm (2008 - 2017) tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt bình quân 2,66% mỗi năm, tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm. Trong 30 năm đổi mới và nhất là từ khi triển khai thực hiện và thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhiều chương trình, đề án và cơ chế chính sách đã được ban hành, trong đó tập trung và nổi bật là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 

Phát biểu về việc phát triển ngành tôm tại Việt Nam, Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết về phát triển ngành nuôi tôm ở Việt Nam. Ông Trần Đình Luân - Phó tổng cục trưởng Tổng Cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, quyết định 79 của Thủ tướng về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam, nêu kỳ vọng đến năm 2025 giá trị xuất khẩu đạt 10 tỷ USD, trong đó 8,4 tỷ USD là tôm thẻ và tôm sú. 

4f7c7886778892d6cb99-1240-1556767402_680x0.jpg

Ông Trần Đình Luân, Phó tổng cục trưởng Tổng Cục Thuỷ sản.

Đã có nhiều ý kiến đưa ra về những vấn đề mà ngành tôm đang gặp phải, trong đó, về phía doanh nghiệp, Ông Lê Minh Quang - Chủ tịch công ty Minh Phú, Phó chủ tịch Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam nêu nhận định, điểm nghẽn lớn nhất ngành tôm là sản xuất nhỏ lẻ và khi sản xuất nhỏ lẻ thì không truy suất được nguồn gốc, dẫn tới không có chứng nhận quốc tế. Họ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động đất để nuôi tôm, dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Ngoài ra những vấn đề về  liên kết doanh nghiệp xã hội và bảo hiểm nông nghiệp cũng là mối trăn trở và bức xúc đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong nghề này.

6655ecf38ffd6aa333ec-2766-1556770714_680x0.jpg

Ông Lê Minh Quang - Chủ tịch công ty Minh Phú, Phó chủ tịch Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam.

Về phía nhà quản lý, theo ông Luân, mặc dù ngành tôm đang có nhiều lợi thế nhưng đang gặp thách thức lớn về biến đổi khí hậu, muốn tăng diện tích nuôi tôm đòi hỏi đầu tư về khoa học kỹ thuật, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, ngành sản xuất tôm còn nhỏ lẻ (chiếm 70-80% diện tích), thực trạng này dẫn đến khó khăn trong hội nhập và đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Liên kết kém, khó khăn về nguồn tôm bố mẹ và cơ sở hạ tầng nên giá thành sản xuất cao, sức cạnh tranh hạn chế. Vì vậy  để có thể đạt được kỳ vọng mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra là 10 tỷ USD giá trị xuất khẩu tôm năm 2025, cần đẩy mạnh phát triển liên kết ngành, hoàn chỉnh chuỗi từ vật tư đầu vào, người nghiên cứu, đến doanh nghiệp, ngân hàng. Đồng thời xây dựng cơ chế bảo hiểm gắn vào chuỗi liên kết để tăng thương hiệu và khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam.

ICAFIS- Tổng hợp

Share: 

Tin tức khác