GRAISEA Sóc Trăng: Hành động giới GALS và hiệu ứng lan toả

Ngày 16, 17 tháng 3 năm 2017, trong khuôn khổ Dự án Tăng cường Bình đẳng giới trong chuỗi giá trị tôm tỉnh Sóc Trăng- GRAISEA doTổ chức OXFAM Việt Nam và Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thuỷ sản Bền vững (ICAFIS) thuộc Hội nghề cá Việt Nam phối hợp thực hiện. Nhóm thực hiện đã tiến hành đào tạo các  khoá tập huấn đầu tiên cho THT mới tại ấp Hoà Đê 3, xã Hoà Tú 1 và THT tại ấp Hoà Thượng, xã Ngọc Đông. Khóa  tập huấn có sự tham gia nhiệt tình của hơn 20 học viên là thành viên các hộ gia đình nằm trong THT.

Đây được xem là tín hiệu vui của dự án khi sau gần hai năm tiến hành thực hiện với sự e dè khi mới tham gia thì giờ đây người dân đã tham gia tích cức và chủ động hơn. Theo thiết kế ban đầu là 14 THT/HTX  hiện mở rộng thêm 4 THT mới. Điều này đã cho thấy sự lan toả về thành công của dự án. 

So với thời gian lúc mới bắt đầu triển khai, rất nhiều khó khăn được đặt ra cho nhóm thực hiện. Các vấn đề được đưa ra, mục tiêu và cách thực hiện các hoạt động của dự án đều khá mới mẻ đối với người dân ở đây. Đã có những nghi ngờ về sự phát triển, mở rộng của dự án khi các nhóm thực hiện dự án đến các xã, HTX, THT triển khai hoạt động. Tuy nhiên, sau gần 2 năm thực hiện, hiệu quả đã được thể hiện rõ thông qua những kết quả mà các HTX/THT  và các hộ dân đã đạt được, những thay đổi về giới trong gia đình, trong cộng đồng từ những việc nhỏ như chia sẻ việc nhà, đến những quyết định chi tiêu lớn trong gia đình. Bà con được tiếp xúc nhiều với những công cụ mới mẻ (Cây cân bằng giới, hành động giới, viên kim cương, con đường mơ ước…) và thiết thực để áp dụng vào cuộc sống, sinh hoạt và công việc. Trước đây các hoạt động tập thể của thành viên trong THT/HTX khá rời rạc và thiếu thống nhất thì giờ đây sau khi tập huấn và hành động giới GALS người dân đã nhận thấy được lợi ích của sự liên kết, từ đó tiến hành mua chung giống, thức ăn, thuốc hóa chất, thả chung và bán chung sản phẩm để có giá trị cao hơn.

Bên cạnh đó, thông qua dự án, một số HTX đã được kí các hợp đồng mua bán tôm với các công ty chế biến uy tín trong nước khi sản phẩm của họ đạt yêu cầu với mức giá bán tốt hơn so với trước đây. 

Tại 2 ngày tập huấn cho các THT mới này, nhóm thực hiện dự án và nhóm nòng cốt đã hướng dẫn bà con cách sử dụng các công cụ của GALS1 và phân tích kế hoạch chi tiêu cho hộ nuôi tôm. Thông qua các công cụ này, người dân sẽ bắt đầu tiếp cận với những vấn đề khó khăn trong việc nuôi tôm và hướng giải quyết, hành động để từ đó đưa ra hành động giải quyết. Đồng thời thông qua khoá học, bà con sẽ được nắm bắt về việc quản lý chi tiêu phân bổ chi hợp lý khi nuôi dựa vào các số liệu thống kê và kế hoạch nuôi trồng của mỗi hộ. 

Qua đó, nhóm dự án muốn hướng bà con đến việc liên kết, đặc biệt khi mua giống, thức ăn và bán sản phẩm...

Như vậy có thể thấy sự phát triển thêm của về thành viên các THT nằm trong vùng dự án là một thành công không chỉ cho dự án mà còn của chính địa phương. Điều này cho thấy sự lan toả về những thành công và hiệu quả mà dự án đã đạt được trong thời gian vừa qua. Hy vọng, trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều THT học hỏi và trao đổi những kết quả đó để cùng phát triển ngành tôm mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ tại hộ gia đình mà còn tại địa phương.

Ngọc Trang - ICAFIS

 

Share: 

Tin tức khác