Lợi thế về phát triển ngành tôm vùng ĐBSCL được xác định rõ với hơn 700.000ha diện tích nuôi, đem lại nguồn sinh kế và phát triển kinh tế cho hơn 700.000 hộ gia đình. Ngành Tôm nói riêng và Ngành thủy sản nói chung trong những năm qua đối mặt nhiều thách thức và những bất lợi về biến đổi khí hậu, sự xâm nhập mặn, rào cản thương mại thị trường, dịch bệnh…Ngày nay, trước những khó khăn về điều kiện môi trường nuôi, thời tiết…để phát triển sản xuất tôm thì cần có hướng đầu tư mới theo hướng áp dụng quy trình kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, chuyển đổi mô hình nuôi cũng như để tái sản xuất.
Tuy nhiên, thực trạng khảo sát từ Trung tâm ICAFIS cho thấy ngành sản xuất tôm Việt Nam còn nhỏ lẽ, manh mún chủ yếu sản xuất theo quy mô nông hộ và nợ đọng trong dân tại các ngân hàng còn rất nhiều. Nên vấn đề “NGUỒN VỐN” cho việc đầu tư quy trình kỹ thuật vào sản xuất và tái sản xuất là vấn đề cấp bách hiện nay. Nhằm thúc đẩy các bên tìm ra phương hướng và giải pháp quản lý vốn và huy động nguồn vốn nhằm phát triển sản xuất cho HTX/THT nuôi tôm vùng ĐBSCL. Ban quản lý dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại Việt Nam” do liên minh EU tài trợ được thực hiện bởi OXFAM Việt Nam và Trung tâm ICAFIS tổ chức hội thảo “Các giải pháp tiếp cận, huy động và quản lý nguồn vốn cho HTX/THT” tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Tại hội nghị đại diện các bên đã thảo luận rất sâu vào vấn đề quản lý nguồn vốn và phương pháp huy động tiếp cận nguồn vốn từ Dự án và các bên đưa ra. Qua đó vạch ra các phương hướng huy động nhằm huy vốn và quản lý nguồn vốn theo các phương thức: i) Huy động nguồn vốn tại chỗ từ các thành viên trong và ngoài HTX/THT để hỗ trợ tái sản xuất và tăng nguồn vốn cho HTX/THT nâng cao sản xuất; ii) Huy động vốn tín dụng nội bộ từ nhóm thành viên trong HTX/THT để đầu tư thúc đẩy đầu tư kinh doanh cho HTX/THT; iii) Kêu gọi nguồn đầu tư từ các công ty/đại lý/cá nhân đầu tư vào HTX/THT để nâng cao mô hình nuôi, tái sản xuất; iv) Huy động nguồn vốn vay với sự phối hợp 4 bên Đầu vào - Người nuôi – Đầu ra - Ngân hàng thông qua kế hoạch sản xuất và có sự giám sát chặt chẻ giữa các bên.
Qua hội thảo các HTX thông nhất và định hướng về huy động vốn và phương thức kinh doanh cho HTX/THT, qua đó nhiều Công ty/đại lý cam kết phối hợp đầu tư và thực hiện cùng HTX/THT như Công ty Trúc Anh, Công Ty Miền Trung VN, Đại lý Thức Ăn Đông Triều…
Song song đó, nhiều Ngân hàng BIDV, Kiên Long Bank, AGRIBank, OCEANBank…củng cam kết đồng hành với người nuôi, đến nay đã có 29 hộ được hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp và 37 hộ trong chuỗi liên kết đã được thẩm định và đang tiếp tục được mở rộng, mô hình thúc huy động vốn tại chỗ cũng đã được 07 HTX/THT triển khai với nguồn vốn huy động đáp ứng được trên 50% nhu cầu vốn của đơn vị.
Hình thức tiếp cận cũng có nhiều sáng tạo gắn kết theo chuỗi qua đó tăng cường được liên kết chuỗi và giảm thiểu các rủi ro cho các bên tham gia như: i) Đánh giá nguồn vốn vay thông qua chuỗi liên kết đầu vào, đầu ra; ii) Đầu tư cho vay theo nhóm hộ có liên kết sản xuất và có quy trình nuôi bền vững; iii) Không giao dịch tiền mặt mà chỉ thông qua chuyển khoản ngân hàng; iv) Ban quản lý HTX/THT sẽ chịu trách nhiệm quản lý và thu hồi lãi xuất cũng như đáo hạn vốn vay…
Để có thêm nhiều hộ dân tiếp cận được nguồn vốn, các chuỗi đi vào hoạt động ổn định mang lại lợi ích thiết thực cho các bên. Thời gian tới dự án SusV sẽ phối hợp vớ Sở NN&PTNT các tỉnh, các ngân hàng và các bên tham gia trong chuỗi tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về: i) Xây dựng phương án sản xuất để tiếp cận nguồn vốn; ii) Quản lý dòng tiền vay; iii) Quản lý nguồn vốn vay trong HTX/THT….
Thế Diễn - ICAFIS