Tập huấn Đầu bờ "Bứt phá thành công cùng người nuôi tôm"

       

        Xuất khẩu thủy sản 2017 đạt hơn 8,32 tỷ USD, trong đó sản lượng tôm nước lợ tập trung chủ yếu vùng ĐBSCL đạt 701.000  tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2016. Diện tích và sản lượng tăng mạnh, trong đó tôm sú chiếm 595,8.000  ha, sản lượng 270.000 tấn, tôm thẻ chân trắng chiếm 110.000 ha, sản lượng 430.000 tấn. Ngành tôm góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thêm thu nhập cho hơm 70.000 hộ dân nhỏ lẻ. Tuy nhiên, qua các năm cho thấy tình hình sản xuất ngày càng khó khăn và kỹ thuật ngày một nâng cao, trong khi đó cơ hội cũng như kỹ năng trong ứng dụng kỹ thuật thực tế vào nuôi tôm của người dân còn thấp chưa tiếp cận sâu.

       Theo kết quả khảo sát và đánh giá nhu cầu thực tế về các khóa tập huấn và nhu cầu của người tôm từ Trung tâm hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản bền vững (ICAFIS) cho thấy: i) Đa phần các lớp tập huấn chỉ tập trung vào giảng dạy lý thuyết và không gian tập huấn thường là địa điểm phòng họp, hội trường…ii) Người nuôi tôm với trình độ và kinh nghiệm chưa cao do đó rất khó để người nuôi hiểu và nhớ lâu để ứng dụng hiệu quả. iii) Một số các khóa tập huấn này lại chưa thực sự sát với điều kiện sản xuất thực tế của địa phương và người dân. Qua đó để người dân nuôi tôm tiếp cận hiểu, ứng dụng và nhớ lâu thì phương pháp “Tập Huấn Đầu Bờ” - “học đi đôi với hành”  vừa tập huấn lý thuyết song song với thực hành cho người nuôi có thể nắm được kỹ thuật sát với thực tiễn sẽ đạt hiệu quả hơn trong ngành nuôi tôm.

Với phương châm đồng hành, hỗ trợ sát với thực tế cho người nuôi tôm nhằm hướng tới sản xuất hiệu quả và bền vững, trong khuôn khổ hoạt động của dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững – công bằng tại Việt Nam” do liên minh EU tài trợ, triển khai bởi  tổ chức OXFAM tại Việt Nam và Trung tâm ICAFIS thực hiện Chương trình “Tập Huấn Đầu Bờ (ON FARM TRAINING)” với chủ đề “BỨT PHÁ THÀNH CÔNG CÙNG NGƯỜI NUÔI TÔM” nhằm tập huấn các kỹ thuật quy trình cơ bản và các quy trình kỹ thuật cao về khâu Chọn giống, Thả giống, Chăm sóc, Cho ăn và Quản lý môi trường, dịch bệnh trong suốt vụ nuôi cho người dân nuôi tôm vùng dự án 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau trong năm 2018. Song song đó, nhằm nâng cao năng lực cho HTX/THT cũng như nâng cao nghề nuôi tôm đạt các chứng nhận quốc tế ASC, GlobalGAP… Dự án sẽ triển khai tập huấn các nhu cầu về năng lực quản lý tài chính, kế hoạch kinh doanh, cũng như hướng dẫn cá quy trình thực hiện p-SIA và B-EIA về trách nhiệm xã hội và môi trường nhằm hướng tới nuôi bền vững và đạt các chứng nhận quốc tế.

  • Thời gian chương trình: trong năm 2018.
  • Địa điểm: 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
  • Mục đích

 - Nhằm tập huấn kỹ thuật, quy trình nuôi tôm sát với thực hành “cầm tay chỉ việc” cho người dân.

- Cung cấp quy trình kỹ thuật cải tiến giúp cải thiện sản xuất đảm bảo bền vững.

 - Hỗ trợ kết nối liên kết đầu vào đầu ra đem lại cho người sản hiệu quả bền vững.

 - Thúc đẩy nâng cao năng lực về tài chính, năng lực cho HTX/THT,…hổ trợ các vần đề về trách nhiệm sinh xã hội và môi trường nhằm sản xuất theo hướng bền vững đạt được các chứng nhận quốc tế.

Giảng dạy: Dự án sẽ mời chuyên gia, Thầy/Cô đến từ các viện trường, viện có chuyên môn sâu phù hợp với các chuyên đề và sát với thực tế nghề nuôi. Tiến hành tập huấn tại mô hình, tại ao và hướng dẫn thực hành cho người nuôi tôm. Bên cạnh đó cũng sẽ mời các diễn giả có kinh nghiệm thực tế từ các công ty, hộ nuôi…đến chia sẻ, tìm hiểu để cùng làm rõ vẫn đề, giao lưu, học hỏi.

Triển khai: Ban quản lý dự án sẽ phối hợp với Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến Nông 3 tỉnh rà soát nhu cầu tập huấn người nuôi và lên kế hoạch tập huấn. Song song, sẽ kêu gọi và liên kết đồng hành cùng với các công ty cung cấp các thiết bị thủy sản uy tín nhằm đem đến người nuôi những cải tiến mới đáp ứng thực tế nuôi trồng của người dân.

Để đăng ký và biết thêm thông tin về chương trình xin liên hệ:

- Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS)

- Điện thoai: 0985.024.307    Email: lap.dinhxuan@icafis.vn

ICAFIS

Share: 

Tin tức khác