Trong năm 2017, sự tăng trưởng của ngành tôm đạt trên 21% với giá trị xuất khẩu đạt 3,8 tỷ USD, tiếp tục giữ vai trò chủ lực trong ngành thủy sản Việt Nam và giúp cho ngành thủy sản đạt được tốc độ tăng trưởng kỷ lục 19% với tổng giá trị xuất khẩu năm 2017 đạt 8,3 tỷ USD.
Vấn đề thị trường là một trong những thách thức lớn nhất của ngành tôm. Theo dõi diễn biến thị trường trong những gần đây, sự biến động của thị trường diễn ra rất mạnh. Năm 2010 và 2014 được đánh giá là sự tăng mạnh của ngành tôm, giá trị xuất khẩu từ 2.107 triệu USD lên tới 3.953 triệu USD. Tuy nhiên sang năm 2015, xuất khẩu tôm không chỉ chỉ giảm 1.023 triệu USD mà thị trường còn bị thu hẹp tới hơn 1/3 (tôm Việt Nam được xuất khẩu sang 92 thị trường, giảm so với 150 thị trường của năm 2014. Xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đồng loạt giảm mạnh: tại Mỹ giảm 35,4%, EU giảm18%, Nhật Bản giảm 22,8%, Trung Quốc giảm 17%…) (nguồn: VASEP)
ASC lại là một trong các tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu cho con tôm Việt Nam giúp sản phẩm tôm xâm nhập vào thị trường Châu Âu, Nhật Bản… là thị trường chủ lực của ngành tôm Việt Nam. Trong hai năm vừa qua dự án “Phát Triển Chuỗi Giá Trị Sản Xuất Tôm Bên Vững – Công Bằng Tại Việt Nam” được tài trợ bởi EU và đồng thực hiện bởi ICAFIS và Oxfam tại Việt Nam đã phối hợp với WWF Việt Nam và các đối tác địa phương thúc đẩy được trên 15 hợp đồng liên kết trong áp dụng, thu mua, xuất khấu tôm theo hướng ASC.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tiêu chuẩn nhóm của ASC chưa có bản cuối cùng nên việc áp dụng và quy trình đánh giá tiêu chuẩn vẫn dựa trên bộ tiêu chuẩn chung (đã được các trại quy mô lớn áp dụng). Vì vậy còn nhiều điểm chưa phù hợp với năng lực sản xuất của các hộ nuôi quy mô nhỏ và phí đánh giá còn cao do các trại thường phân mảnh VÀ ĐÂY TRỞ THÀNH THÁCH THỨC cho việc áp dụng và đánh giá cũng như giữ vững “Liên kết”.
Nhằm “gỡ rối tơ lòng” cho doanh nghiệp và người dân trong quá trình áp dụng và giữ vững liên kết theo ASC, ngày 22 tháng 2 năm 2018, Ban quản lý dự án SusV (OXFAM tại Việt Nam, ICAFIS) đã phối hợp cùng WWF Việt Nam, tổ chức đánh giá Control Union tổ chức hội thảo “Cập nhật những điểm mới của tiêu chuẩn ASC cho HTX/THT và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm”giới thiệu tiêu chuẩn ASC cho trại kép với nhiều điểm khác với tiêu chuẩn ASC mà các trại nuôi và các doanh nghiệp.
Hội thảo đã thu hút được sự tham gia của đại diện của 30 THT/HTX nuôi tôm và 19 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm, các công ty tư vấn chứng nhận tại Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Đây là 3 tỉnh trọng điểm ngành tôm cả nước, ước tính chiếm tới 80% sản lượng tôm cả nước.
Tại hội thảo ông Lê Xuân Quỳnh đánh giá trưởng của tổ chức đánh giá Control Union đã cập nhật những điểm mới của tiêu chuẩn ASC cho trại kép, đặc biệt là những yêu cầu về hệ thống quản lý nội bộ - vốn vẫn là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp cũng như các THT/HTX nuôi tôm. Tại hội thảo ông Lê Xuân Quỳnh cũng cũng chỉ ra được sự khác nhau về những yêu cầu kỹ thuật giữa áp dụng tiêu chuẩn ASC cho trại đơn và ASC cho trại kép.
Phần thảo luận của hội thảo cũng nhận được sự tham gia sôi nổi của người tham gia, đặc biệt là đại diện của các doanh nghiệp. Nội dung thỏa luận xoay quanh những vướng mắc mà các doanh nghiệp cũng như người nuôi nhỏ đang phải gặp phải cả về yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu về hệ thống quản lý nhóm khi áp dụng tiêu chuẩn ASC trại kép.
Cuối hội thảo các bên tham gia đều đánh giá cao chất lượng cũng như tính kịp thời của hội thảo đặc biệt là trong giai đoạn công ty chế biến xuất khẩu thủy sản với các THT/HTX nuôi tôm đang thúc đẩy liên kết thực hành tiêu chuẩn ASC. Các đại biểu mong muốn thời gian tới dự án SusV cũng như tổ chức chứng nhận Control Union mở các lớp tập huấn về đánh giá viên nội bộ - Giúp các THT/HTX nuôi tôm áp dụng tiêu chuẩn ASC trại kép thuận lợi hơn.
Từ kết quả chia sẻ của hội thảo, thời gian tới một số công ty và HTX dự kiến sẽ đăng ký đánh giá chứng nhận trong quý 1 và quý 2 năm 2018 để sớm có được chứng nhận tiêu thụ sản phẩm ra thị trường.
Vũ Thùy - ICAFIS