TÍN HIỆU TỐT CÓ THỂ CỨU “ĐÓI VỐN” CHO NGƯỜI NUÔI TÔM

“ĐÓI VỐN” là là tình trạng khá phổ biển trong nuôi tôm. Mặc dù nghề nuôi tôm đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tạo nhiều công ăn việc làm cho trên 1,35 triệu người dân địa phương, đặc biệt là các vùng nông thôn ven biển (TCTS, 2015). Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tôm nước lợ cả nước năm 2017 đạt 3.85 tỷ USD, tăng gần 5 lần so với năm 2000 (khoảng 664 triệu USD), trong đó ĐBSCL chiếm trên 90% tổng giá trị KNXK (VASEP, 2017).

Tuy nhiên, nuôi tôm phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh, những năm vừa qua khi dịch bệnh hoành hành, nhiều hộ nuôi tôm ở ĐBSCL phải lâm vào tình trạng nợ đọng triền miên. Nhiều người dân thua lỗ, không có gì thế chấp nên không thể vay vốn đầu tư tái sản xuất. Bên cạnh đó để nuôi tôm tốt cần đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, mô hình nuôi được trang bị đầy đủ, nhưng với định mức cho vay hiện tại của các ngân hàng thương mại sẽ để người dân có đủ năng lực tài chính để khối phục sản xuất hay đầu tư xây dựng một cách bài bản. Và tình tráng “ĐÓI VỐN ” thường xuyên xảy ra.

Theo chia sẻ của  đại diện Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tại hội thảo tham vấn “Bộ quy tắc về tham gia và vay vốn theo chuỗi giá trị tôm tại Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau” diễn ra tại Bạc Liêu ngà 8/6/2018 vừa qua thì tổng dự nợ cho ngành tôm khoảng 11,199 tỷ, trong đó khu vực ĐBSCL là 7,651 tỷ. Tuy nhiên, ở vùng nước nợ thì nuôi tôm là sinh kế chính của người dân, cơ hội chuyển đổi sinh kế là rất hiếm hoi, nhiều người dân khẳng định vẫn muốn gắn bó với con tôm, mắc dù cơ hội tiếp cận nguồn vốn là RẤT KHÓ KHĂN.

* Tín hiệu tốt có thể “CỨU ĐÓI VỐN” cho người nuôi tôm

Bàn cách tháo gỡ khó khăn về vốn cho ngành tôm đây có lẽ là một câu chuyện trường kỳ của ngành tôm trong những năm vừa qua. Và cũng là nỗ lực không ngừng của dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại Việt Nam (SusV)” và các đối tác. Một trong những hướng giải pháp được dự án SusV và các bên đưa ra tại nhiều nghiên cứu và đề xuất hội nghị đó là:

i) Nâng mức trần đánh giá trong cho vay để người nuôi có đủ vốn trong sản xuất, kinh doanh.

ii) Thực hiện cho vay theo chuỗi giá trị để đầu tư được hiệu quả, kích thích sản xuất. Bên cạnh đó cũng dề dàng trong kiểm soát dòng tiền qua cơ chế thực hiện các giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng bằng hình thức chuyển khoản.

Chia sẻ tại hội thảo tham vấn “Bộ quy tắc về tham gia và vay vốn theo chuỗi giá trị tôm tại Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau”, ông Phạm Xuân Hòe – Phó viện trưởng Viện chiến lược, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho hay: Dự thảo lần 2 - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, có một số điểm mới có thể “CỨU ĐÓI VỐN” cho người nuôi tôm.

ICAFIS xin được trích lược một số điểm chính như sau:

1) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 như sau:

Cá nhân, chủ trang trại, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm theo các mức như sau:

b) Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân cư trú tại địa bàn nông thôn; cá nhân cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp (trừ trường hợp nêu tại các điểm c, d và đ Khoản 2 Điều này);

đ) Tối đa 500 triệu đồng đối với cá nhân nuôi trồng thủy sản, khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp;

g) Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không bao gồm các đối tượng thuộc điểm h Khoản 2 Điều này;

2) Sửa đổi khoản 3 Điều 21 như sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, trong đó bao gồm cả giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp.”

Như vậy theo tinh thần của bản Dự thảo lần 2 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP có một số điểm mới sau sẽ “CỨU CÁNH” cho ngành tôm:

+ Mức cho vay không có tài sản bảo đảm được nhiều hơn, đặc biệt là các hộ dân, HTX có liên kết sản xuất.

+ Tài sản trên đất nông nghiệp được đưa vào trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Với điểm này mức đánh giá cho vay sẽ được nhiều hơn vì bao gồm đất nông nghiệp và tài sản trên đất nông nghiệp.

Chi tiết tham khảo: https://vanbanphapluat.co/nghi-dinh-sua-doi-nghi-dinh-55-2015-nd-cp-chinh-sach-tin-dung-phat-trien-nong-nghiep-nong-thon

Xuân Lập – ICAFIS

Share: 

Tin tức khác