Thắt chặt trách nhiệm của DN với bảo vệ môi trường

(TN&MT) - Sáng 26/11, tại Hà Nội, tổ chức Oxfam đã tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội trong ngành thủy sản Việt Nam”.

Hội thảo nhằm cung cấp thông tin, truyền thông để thúc đẩy trách nhiệm của các doanh nghiệp trong thực thi nghĩa vụ  bảo vệ môi trường.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXH) được hiểu là cam kết của doanh nghiệp đóp góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về BVMT, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng... theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Theo đó, TNXH cũng là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội, tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội.

Việt Nam đang đứng trước thực trạng khan hiếm về tài nguyên nước, khó tiếp cận nguồn lực, áp lực về dây chuyền cung ứng, thách thức của biến đổi khí hậu đặc biệt là lòng tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thủy sản của các doanh nghiệp. Bên cạnh những tác động tích cực đến kinh tế và xã hội, việc phát triển bùng nổ của ngành thủy sản cũng tác động tiêu cực đến môi trường như phá rừng, ngập lụt và nhiễm mặn ; phân tác các chất hóa học vào môi trường ; sự cạn kiệt và ô nhiễm sinh học ; các vấn đề môi trường và quan hệ lao động…  Chính vì vậy, thực hành TNXH không chỉ mang lại lợi ích về phát triển kinh tế bền vững của ngành thủy sản mà còn góp phần đảm bảo tiêu chí bảo vệ môi trường cũng như vai trò của người sảm xuất quy mô nhỏ trong chuỗi giá trị - bà Đỗ Thúy Hà, thành viên của Chương trình liên kết phát triển doanh nghiệp cho biết.

Theo bà Mara -  Giám đốc điều hành CSR Châu Á, trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hóa đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Cùng với đó các doanh nghiệp làm tốt TNXH sẽ đạt được một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng nhưng bộ Quy tắc ứng xử. Và chính truyền thông sẽ thông tin sâu rộng để các doanh nghiệp năm bắt thông tin và thực hiện.

Ở Việt Nam, TNXH của doanh nghiệp còn tương đối mới, sự hiểu biết của phần lớn doanh nghiệp về TNXH chưa đúng và đầy đủ. TNXH chỉ đơn thuần được hiểu là hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện hoặc tham gia trồng cây, dọn rác nơi công cộng. Và phần lớn các doanh nghiệp cho rằng thực hiện các hoạt động như vậy là đã hoàn thành TNXH. Thực tế cho thấy rằng, rất nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế mà chưa chú trọng đến xử lý môi trường, vì vậy không thể đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai.

Cũng theo bà Hà, vai trò của truyền thông trong việc định hướng dư luận xã hội, tuyên truyền giáo dục là thực sự cần thiết, để các bên liên quan có nhận thức đúng về TNXH. Truyền thông luôn bám sát thực tiễn, thông tin kịp thời, phân tích sâu sắc các diễn biến hàng ngày trên mọi lĩnh vực trong đó có TNXH. Tuy nhiên, công tác truyền thông cần được thực hiện sâu rộng hơn nữa, Tham gia giám sát đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm về TNXH, cũng như kịp thời nêu lên các tấm gương tốt, thực hành hay của các doanh nghiệp về TNXH .

Thanh Thủy

ICAFIS - Corporate social responsibility in fisheries (CSR)

Share: 

Tin tức khác