Toạ đàm "“Thực phẩm thủy sản trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu và Trao đổi kết quả nghiên cứu hợp phần thủy sản của Chương trinh Mitigate+ ở Việt Nam”

Ngày 22 tháng 11 năm 2024, Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) phối hợp cùng Trung tâm Nghề cá Thế giới (WorldFish) tổ chức chương trình tọa đàm: “Thực phẩm thủy sản trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu và Trao đổi kết quả nghiên cứu hợp phần thủy sản của Chương trinh Mitigate+ ở Việt Nam”. 

Sáng kiến về hệ thống thực phẩm phát thải thấp (MITIGATE+) là một trong 32 sáng kiến được tài trợ bởi nhóm tư vấn Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc Tế (CGIAR). Mục tiêu của MITIGATE+ là giảm phát thải khí nhà kính ở bốn quốc gia (Trung Quốc, Colombia, Kenya, Việt Nam), tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính từ hệ thống thực phẩm và giảm thiểu tác động của biển đổi khí hậu đối với phát triển bền vững và công bằng xã hội.

e7ea38caa4761f284667.jpg

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia cùng trao đổi và chia sẻ các kết quả nghiên cứu trong chương trình Mitigate+ ở Việt Nam trong hợp phần thủy sản về vai trò của thủy sản trong chuyển đổi hệ thống thực phẩm phát thải thấp và những tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam thông qua ứng dụng các công cụ kinh tế, phương pháp đường cong chi phí biên (MACC) và các cách tiếp cận ước tính lượng phát thải khí nhà kính từ các nguồn trong quá trình sản xuất. 

z6067274972084_f682ef01d4752dfe17d270db1abe1c25.jpg

Các nguồn phát thải chính trong quá trình nuôi trồng thủy sản chủ yếu từ sản xuất thức ăn, nguyên liệu đầu vào và sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất. Các giảm pháp tiềm năng nên tập trung vào việc điều chỉnh công thức thức ăn, hệ thống sản xuất và sử dụng năng lượng cho hiệu quả, trong đó sử dụng năng lượng mặt trời góp phần giảm rất nhiều trong quá trình nuôi nhưng chí phí lắp đặt cao. Bên cạnh đó, Việt Nam đang thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 (896/QD-TTg) với mục tiêu đưa phát thải ròng khí nhà kính bằng 0. Tuy nhiên, hiện nay chưa cho chính sách riêng nào cho ngành thủy sản mà chỉ có lồng ghép trong chính sách chung của ngành nông nghiệp, vì vậy nên có một chương trình riêng cho ngành thủy sản về giảm phát thải khí nhà cho ngành thủy sản, để các đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân có thể căn cứ vào đó xây dựng riêng cho vùng, cho địa phương của mình, thúc đẩy hoàn thành mục tiêu của Chính phủ. 

ICAFIS

Share: 

Tin tức khác