Một nghiên cứu toàn cầu độc lập đã chỉ ra tầm quan trọng của tính bền vững trong tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tính bền vững là động cơ chính thúc đẩy tiêu thụ thủy sản. Đối với 21 quốc gia được khảo sát, tính bền vững được đánh giá cao hơn giá và thương hiệu. 72% người tiêu dùng thủy hải sản đồng ý rằng để bảo vệ đại dương, người mua chỉ nên tiêu thụ thủy hải sản từ nguồn bền vững.
Điều này trái ngược với động cơ mua sắm giữa những người mua trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCGs), vì mức giá và thương hiệu thường thường được xem xét hơn tính bền vững khi đưa ra quyết định mua hàng.
Cuộc khảo sát nhận thức của người tiêu dùng là phân tích lớn nhất từ trước đến nay trên qui mô toàn cầu về quan điểm tiêu dùng thủy sản, do công ty nghiên cứu và dự báo độc lập GlobeScan, đại diện cho Hội đồng Quản lý biển (MSC).
Hơn 16.000 người tiêu dùng thủy sản tại 21 quốc gia tham gia vào nghiên cứu, đảm bảo mỗi nước một mẫu đại diện về mặt thống kê .
Tính bền vững ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi
Với 85% hộ gia đình mua thủy sản thường xuyên, lo ngại về tính bền vững của đại dương đang ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng. Khoảng 68% cho rằng người tiêu dùng nên chuyển sang thủy sản có tính bền vững hơn.
Những người tiêu dùng lớn tuổi quan tâm hơn đến sự phát triển bền vững. 75% người tiêu dùng thủy sản ở độ tuổi từ 55 trở lên đồng ý với việc nên dùng các sản phẩm thủy sản từ các nguồn bền vững, so với 67% nhóm tuổi 18 đến 34 tuổi.
Ghi nhãn độc lập làm tăng niềm tin thương hiệu
Hơn 62% người được hỏi đồng ý rằng việc ghi nhãn sinh thái trên các sản phẩm thủy sản làm tăng sự tin tưởng đối với các thương hiệu hơn.
10% các sản phẩm thủy sản khai thác trên thế giới được chứng nhận MSC, trung bình 37% người tiêu dùng nói rằng họ đã thấy các nhãn sinh thái MSC. Trong 21 thị trường được khảo sát, nhận biết này ở Canada là 13% đến 71% ở Thụy Sĩ. Người được hỏi trong độ tuổi 18-34 có nhiều khả năng nhớ nhãn MSC (41%) hơn so với độ tuổi trên 55 (30%). Trong số những người đã thấy nhãn MSC màu xanh (64%) có thể sẽ giới thiệu sản phẩm đó cho những người mà họ biết.
Khoảng 54% người tiêu dùng thủy sản cho biết họ sẵn sàng trả nhiều hơn cho sản phẩm thủy sản được chứng nhận bền vững.
Những nhận thức tích cực về MSC
Khi được hỏi về các tổ chức mà họ tin rằng đã đóng góp nhiều nhất để bảo vệ đại dương, người trả lời xếp hạng cao nhất là các tổ chức phi chính phủ NGO (41%) và các tổ chức khoa học (36%), trong khi xếp hạng của các chính phủ và DN ở mức thấp nhất.
Các kết quả này phù hợp với nhận thức của người tiêu dùng về MSC, với 86% người tiêu dùng nhận biết nhãn MSC nói rằng họ tin tưởng và có cái nhìn tích cực về ảnh hưởng của tổ chức này.
Là chương trình chứng nhận và ghi nhãn sinh thái các sản phẩm thủy sản được công nhận nhiều nhất trên thế giới, người tiêu dùng đánh giá cao sự đóng góp trong việc bảo vệ đại dương của tổ chức MSC, ngư dân, các nhà bán lẻ và các thương hiệu cam kết thủy sản được chứng nhận MSC. Hơn 81% những người đã biết nhãn MSC cho rằng MSC sẽ giúp họ nhận biết và đánh giá về khai thác bền vững. Và cũng 81% nói rằng MSC khuyến khích người tiêu dùng mua sắm bền vững hơn.