{ICAFIS/SCBV}Tuyển tư vấn " Xây dựng tài liệu hoá mô hình thí điểm phát triển bền vững nghề nghêu" (gia hạn lần 1)

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

 “TUYỂN TƯ VẤN: XÂY DỰNG TÀI LIỆU HÓA MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM 

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NGHÊU”

(Bugget line:6.1.5.2; 6.1.4.7)

 

  1. Bối cảnh

Nhuyễn thể là một trong những mặt hàng quan trọng của thủy sản Việt Nam. Diện tích tiềm năng phát triển nuôi nhuyễn thể tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 113.800 ha, chiếm 55,1% tổng diện tích tiềm năng nuôi nhuyễn thể của cả nước. Mặc dù nuôi nghêu mang lại nguồn thu lớn, góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo và thúc đẩy cho các địa phương vùng ven biển nhưng nghề nuôi nghêu còn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức lớn, trong một vài năm gần đây từ việc nghêu bị chết hàng loạt, nhiều thách thức về kinh tế, xã hội và ảnh hưởng từ môi trường, biến đổi khí hậu, nguồn nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ven bờ, các nhà máy công nghiệp đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành nghêu. Quy trình nuôi nghêu thương phẩm của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long theo ghi nhận báo cáo sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã thời gian nuôi thả nghêu giống khoảng 1000 – 1500 con/kg đến giai đoạn thành nghêu thương phẩm có kích cỡ từ 50 – 60 con/kg mất khoảng từ 18 đến 24 tháng, như vậy quy trình truyền thống nuôi tương đối kéo dài dẫn đến các rủi ro tăng theo, mất nhiều thời gian và công lao động cho việc chăm sóc, tuần tra kiểm soát thường xuyên kéo chi phí quản lý tăng cao.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây do tác động của môi trường và biến đổi khí hậu hoạt động sản xuất nghêu của người dân có nhiều biến động cả về sản lượng và chất lượng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế cộng đồng. Nhằm hỗ trợ cho cộng đồng từng bước thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH và môi trường thì những “mô hình thực thế” gắn với tri thức/kiến thức bản địa cần được nghiên cứu, xây dựng và đưa vào thử nghiệm, giới thiệu mô hình hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX/THT.

Trong bối cảnh đó, đươc sự tài trợ của Liên Minh Châu ÂU (EU), tổ chức Oxfam tại Việt Nam hợp tác với Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng phối hợp triển khai dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu ở Việt Nam”  tại  03 tỉnh Bến Tre, TIền Giang, Trà Vinh ( 2018-2020).  Một trong kết quả mà dự án mong muốn là nâng cao năng lực cho người sản xuất nhỏ để nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng và đáp ứng các yêu cầu của thị trường, hỗ trợ kỹ thuật và tăng thu thập cho các SSPs: tăng năng suất và sản lượng trong sản xuất theo hướng bền vững, giảm chi phí sản xuất,..

Trong khuôn khổ dự án, Trung tâm ICAFIS phối hợp cùng với Sở NN&PTNT Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh thực hiện các mô hình thí điểm như Ương nghêu trong ao lót bạt, Ương nghêu ngoài bãi bồi, Nuôi nghêu nước sâu,… và đã đạt được nhiều hiệu quả thành công. Nhằm lan tỏa và giới thiệu kết quả thực hiện mô hình tới nhiều người nuôi nghêu hơn. Ban Quản lý dự SCBV tuyển tư vấn thực hiện hoạt động: “Xây dựng Tài liệu hóa Mô hình thí điểm phát triển bền vững nghề nghêu”.

  1. Mục tiêu

- Người sản xuất quy mô nhỏ, các tổ nhóm, hợp tác xã vùng dự án được nâng cao kiến thức và được chia sẻ những sáng kiến mô hình tăng sản xuất và giá trị sản phẩm. Từ đó, vận dụng vào quy trình sản xuất của mình, giúp tăng hiệu quả sản xuất, giảm rủi ro trong sản xuất.

- Nhằm lan tỏa và nhân rộng kết quả thành công từ những mô hình thí điểm sản xuất nghêu đến cộng đồng người nuôi nghêu tại 3 tỉnh vùng dự án và những người nuôi khác tại Việt Nam. 

- Thông qua tài liệu, giúp người nuôi nghêu tại vùng dự án có những kỹ thuật đảm bảo trong việc phát triển bền vững và tuân thủ theo tiêu chí của chứng nhận MSC, việc nuôi và khai thác nghêu không gây suy giảm về loài và gây biến đổi loài.

3. Phạm vi công việc

Tư vấn cần thực hiện một số công việc dưới đây:

- Nghiên cứu tài liệu của dự án và các tài liệu.

- Thảo luận làm việc với Ban quản lý dự án OXFAM/ICAFIS về phương pháp và cách thức thực hiện.

- Xây dựng, thiết kế tài liệu/ sổ tay mô hình thí điểm trong sản xuất nghêu và sổ tay hỏi đáp về thực hành chứng nhận MSC cho nghề nhêu, cụ thể

+ 01 sổ tay về thực hiện mô hình ương nghêu trong ao lót bạt tại tỉnh Bến Tre và Tiền Giang

+ 01 sổ tay về thực hiện mô hình ương nghêu trên bãi bồn tại Tiền Giang

+ 01 sô tay về thực hiện mô hình ương nghêu trên bãi bồi tại Trà Vinh

+ 01 sổ tay về thực hiện mô hình ương nghêu nước sâu tại Trà Vinh

+ 01 sổ tay về mô hình xây dựng khu bảo tồn nghêu tự nhiên tại tỉnh Tiền Giang

+ 01 sổ tay bỏ túi – Hỏi đáp về thực hành chứng nhận MSC cho cộng đồng nghêu.

- Xây dựng tài liệu ngắn gọn, ngôn ngữ dễ hiểu gần gũi với người dân.

- Hoàn thiện tài liệu mô hình.

4. Yêu cầu của sổ tay:

Sổ tay cần đạt được một số yêu cầu như sau:

- Tài liệu được viết bằng tiếng Việt

- Tài liệu được xây dựng và thiết kế sinh động, bắt mắt, sử dụng ngôn từ và hình ảnh sử dụng trong tài liệu dễ hiểu, dễ đọc và ngắn gọn.

- Người sản xuất dễ dàng hiểu và nắm được quy trình cải tiến phương pháp sản xuất và dễ dàng áp dụng trong sản xuất của hộ/ tổ nhóm/ hợp tác xã. 

- Tài liệu được viết không quá 25 trang.

5. Kết quả mong đợi

Các kết quả đầu ra mong đợi:

- 06 Tài liệu/ Sổ tay hướng dẫn: số tay thực hiện mô hình ương nghêu trong ao lót bạt tại tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, Mô hình ương nghêu trên bãi bồn tại Tiền Giang, Mô hình ương nghêu trên bãi bồi tại Trà Vinh, Mô hình ương nghêu nước sâu tại Trà Vinh, Mô hình xây dựng khu bảo tồn nghêu tự nhiên tại tỉnh Tiền Giang và Sổ tay bỏ túi – Hỏi đáp về thực hành chứng nhận MSC dành cho cộng đồng nghêu.

Tất cả các kết quả đầu ra theo yêu cầu phải được nộp cho ban quản lý dự án (OXFAM, ICAFIS)  ở định dạng điện tử, ở dạng bản cứng hoàn chỉnh.

5. Thời gian và địa điểm thực hiện

Khung thời gian cho hoạt động này dự kiến trong 4 tháng (tháng 11/2020 - 02/2021), kể từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn dự kiến trong tháng 11 năm 2020 và thời gian để tuyển tư vấn trong thời gian là 15 ngày.

Kết quả lựa chọn nhà tư vấn trong vòng 10 ngày sau khi hết hạn nộp hồ sơ tư vấn.

Bản tài liệu/ sổ tay cuối cùng với sự tư vấn từ các chuyên gia ICAFIS/OXFAM chậm nhất là 15/03/2021.

Địa bàn thực hiện: tỉnh Tiền Giang, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Bến Tre.

6. Yêu cầu đối với tư vấn

Tư vấn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kiến thức chuyên môn/ Bằng cấp thuộc một trong các lĩnh vực sau: Chuyên môn liên quan đến nuôi trồng thủy sản, Khai thác thủy sản, đặc biệt là chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện các mô hình thí điểm tại cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản.

- Có hiểu biết và kinh nghiệm xây dựng tài liệu hóa, sổ tay hướng dẫn sản xuất, viết báo cáo, chuyên đề về khoa học ứng dụng trong ngành thủy sản, đặc biệt là đối với nhuyễn thể là một lợi thế.

- Có hiểu biết về chứng nhận MSC.

- Có hiểu biết chuyên sâu hệ thống hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, thủy sản tại Việt Nam, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu long.

- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan về xây dựng năng lực, tổ chức đào tạo/tập huấn có sự tham gia, đặc biệt là kinh nghiệm đào tạo cho cộng đồng, lấy người dân là trung tâm.

- Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả;

- Cam kết và đáp ứng theo yêu cầu đúng thời hạn.

  1. Thời hạn đối với tư vấn

Hồ sơ dự tuyển tư vấn bao gồm: Sơ yếu lý lịch và đề xuất tài chính, được gửi qua email trước 17h, ngày 17 tháng 11 năm 2020 hoặc gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ: 

Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thuỷ sản Bền vững (ICAFIS)

Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội

Người liên hệ: Đinh Thị Thu   E-mail: thu.dinH@icafis.vn hoặc info@icafis.vn

Share: 

Tin tức khác