ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
TUYỂN TƯ VẤN THỰC HIỆN BÁO CÁO “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG”
(Hoạt động 1.2.3.2)
1. GIỚI THIỆU
Ngành Thuỷ sản chiếm vị trí đặc biệt quan trong trong sự phát triển kinh tế của nước ta, đặc biệt vùng tại Đồng bằng sông Cửu Long, Nuôi trồng thuỷ sản đang đứng đầu về diện tích nuôi cũng như xuất khẩu chế biến. Trong đó, nuôi tôm nước lợ được xem là mũi nhọn hàng đầu. Hơn 80% sản lượng tôm tại Việt Nam là xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40- 45% tổng giá trị XK thủy sản, tương đương 3,5- 4 tỷ USD. Hiện tôm Việt Nam được xuất khẩu đến 100 quốc gia, trong đó EU là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,5% trong tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. Năm 2019, XK tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 689,8 triệu USD.. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành tôm đạt 3,7 triệu đô la Mỹ với, chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Với những nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ hai thế giới với giá trị XK chiếm 13-14% tổng giá trị XK tôm của toàn thế giới.
Trên thế giới hiện nay có hơn 30 hệ thống tiêu chuẩn nuôi trồng Thuỷ sản bền vững và mỗi hệ thống đều có những điểm khác biệt nhằm hướng tới các yêu cầu của các thị trường tiêu thụ khác nhau. Nhưng nhìn chung, đều quan tâm đến các vấn đề bền vững trong bộ quy tắc ứng xử nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm của FAO, trong đó có ASC. So với các tiêu chuẩn khác, ASC chú trọng đến các vấn đề về bảo tồn hệ sinh thái và an sinh xã hội, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường, tăng hiệu quả sản xuất. Sự tuân thủ về pháp lý, quản lý trang trại, tránh các tác động đến môi trường và lao động, trách nhiệm xã hội trong cộng đồng là một trong những yếu tố cần thiết cho quá trình đánh giá ASC.
Với yêu cầu của các doanh nghiệp chế biến và các nhà mua hàng quốc tế, các HTX nuôi tôm bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn ASC và tái đánh giá hàng năm. Việc khuyến khích các HTX thực hiện nuôi tôm đạt tiêu chuẩn ASC sẽ mang lại lợi nhuận hơn so với tôm nuôi ở điều kiện bình thường và điều này cũng đem lại các ảnh hưởng tích cực đến môi trường xung quang và mang lại các lợi ích xã hội.
Một trong những điều kiện cần để đáp ứng được tiêu chuẩn ASC là phải hoàn thiện 2 báo cáo Đánh giá tác động môi trường (BEIA) và Đánh giá tác động xã hội có sự tham gia của cộng đồng (PSIA), việc thực hiện đánh giá các báo cáo này sẽ giúp cho việc xem xét thấu đáo các vấn đề môi trường nuôi ngang bằng với các yếu tố về kinh tế, xã hội trong quá trình nuôi tôm nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Chủ động phòng tránh và giảm thiểu một cách hiệu quả nhất các tác động xấu của vùng nuôi đến môi trường. Tránh được những xung đột với cộng đồng dân cư trong quá trình xây dựng vùng nuôi đồng thời giúp cải thiện sinh kế và trách nhiễm xã hội trong cộng đồng.
Dự án “Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm tại Đông Nam Á- giai đoạn 2 (GRAISEA 2)” do Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Bangkok tài trợ được thực hiện bởi Tổ chức Oxfam và Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thuỷ sản Bền vững thực hiện tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu trong thời gian từ 2018-2021. Mục tiêu chính của dự án: “Thay đổi cuộc sống của những người sản xuất quy mô nhỏ và người lao động trong kinh doanh nông nghiệp của Việt Nam thông qua tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong phát triển chuỗi giá trị tôm/lúa gạo bền vững và thích ứng với khí hậu ". GRAISEA 2.0 tại Việt Nam kế thừa và củng cố những thành tựu ban đầu và bài học kinh nghiệm từ GRAISEA 1.0 dựa trên cơ chế phối hợp hiệu quả và sáng tạo hơn nhằm giúp người sản xuất nhỏ, đặc biệt là phụ nữ, đạt được chia sẻ lợi ích và rủi ro công bằng hơn trong chuỗi giá trị. Từ đó, họ có khả năng ứng phó, thích nghi và giảm thiểu rủi ro liên quan như những cú sốc từ thị trường, rủi ro tài chính và biến đổi khí hậu. Với mục tiêu đạt 5 kết quả chung mà dự án cần đạt được:
Kết qủa 1: Người sản xuất quy mô nhỏ, đặc biệt là phụ nữ, có được những cơ hội và lợi ích công bằng hơn trong chuỗi giá trị tôm/lúa gạo thích ứng với khí hậu, bền vững và bao trùm
Kết quả 2: Các công ty ngành tôm/lúa gạo tăng hiệu quả kinh doanh bằng việc áp dụng và thực hiện kinh doanh có trách nhiệm và quy tắc ứng xử quản trị chuỗi giá trị bền vững và bao trùm, tập trung vào nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ và thích ứng biến đổi khí hậu.
Kết quả 3: Chính quyền (ở cấp trung ương và cấp tỉnh) khuyến khích thực hành kinh doanh có trách nhiệm và quản trị chuỗi giá trị bền vững và bao trùm, tập trung tăng cường năng lực kinh tế cho phụ nữ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Dựa vào các mục tiêu trên, đặc biệt là các vấn đề hỗ trợ cho HTX trong vùng dự án tiếp cận với tiêu chuẩn ASC, hoàn thiện các tiêu chí được đưa ra trong bộ tiêu chuẩn , cải thiện chất lượng sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp thu mua chế biến và tiêu thụ của nhà mua hàng quốc tế.. Ban quản lý dự án GRAISEA 2- Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và khai thác Thuỷ sản bền vững sẽ hỗ trợ thực hiện 2 báo cáo PSIA và BEIA cho HTX thuỷ sản Thành Đạt- một trong những HTX nằm trong vùng dự án Graisea 2 tại Bạc Liêu. Địa điểm thực hiện là vùng nuôi mới của HTX tại xã Long Điền, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.
II. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
Dựa trên các cơ sở dữ liệu của vùng được đánh gía,tiến hành các hoạt động đánh giá giám sát , phân tích các tác động của vùng nuôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đến hệ sinh thái, đánh giá tiềm năng bảo tồn các loài động vật thứ cấp và xổng thoát. Các tác động từ khu vực vùng nuôi ảnh hưởng đến các yếu tố xã hội bên ngoài; xây dựng và hoàn thành các báo cáo liên quan đến Đánh giá tác động môi trường và Đánh giá tác động xã hội có sự tham gia của cộng đồng.
III. PHẠM VI CÔNG VIỆC
* Phạm vi nghiên cứu: vùng nuôi tôm ấp Cây Dương, xã Long Điền, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.
* Công việc:
Tư vấn cần thực hiện một số công việc dưới đây:
- Nghiên cứu tài liệu của vùng nuôi sẽ đánh giá và các tài liệu, báo cáo văn bản liên quan đến hoạt động.
- Nghiên cứu các tài liệu, dữ liệu theo dõi, giám sát, phân tích và tham ván ý kiến của địa phương về các yếu tố nằm trong khuôn khổ của 2 báo cáo. ,
- Thảo luận làm việc với Ban quản lý dự án ICAFIS về phương pháp và cách thức triển khai hoạt động.
- Tổng hợp, xử lý số liệu.
- Viết báo cáo đánh giá cuối cùng (2 báo cáo PSIA và BEIA)
IV. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Các kết quả mong đợi:
- Dữ liệu bao gồm chi tiết các bảng dữ liệu nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng, các cuộc họp phỏng vấn lấy ý kiến người dân và chính quyền địa phương tại vùng được đánh giá.
- Hai báo cáo cuối cùng PSIA và BEIA đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đánh giá ASC.
V. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN
1. Thời gian
Khung thời gian cho hoạt động này dự kiến trong 2 tháng, kể từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn dự kiến trong tháng 5/2021 và kết thúc vào tháng 7/2021. Các chuyên gia tư vấn có một lịch trình làm việc chi tiết với thời gian dự kiến sau:
- Kết quả lựa chọn nhà tư vấn trong vòng 5-10 ngày sau khi nộp hồ sơ tư vấn.
- Bản xây dựng kế hoạch làm việc vào tuần thứ nhất của tháng 6/2021.
- Bản báo cáo sơ lược vào tuần thứ 2 của tháng 7/2021 và bản báo cáo cuối cùng vào tuần thứ 3 của tháng 7/2021
2. Địa điểm
VI. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TƯ VẤN
Tư vấn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Có kiến thức chuyên môn/ bằng cấp thuộc một trong các lĩnh vực sau: Quản lý môi trường, Quản lý cộng đồng, Nuôi trồng thuỷ sản….từng tham gia đánh giá tiêu chuẩn ASC là một lợi thế.
- Chuyên gia tư vấn có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thực hiện các công việc liên quan (khảo sát, nghiên cứu, thu mẫu, phân tích dữ liệu, đánh giá…);
- Nhóm cán bộ hỗ trợ khảo sát, điều tra có ít nhầt 3 năm kinh nghiệm thực hiện các công việc liên quan (khảo sát, nghiên cứu, thu mẫu, phân tích dữ liệu…);
- Có khả năng trình bày, thúc đẩy thảo luận, tài liệu hóa;
- Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả;
- Cam kết và đáp ứng theo yêu cầu đúng thời hạn.
VII. THỜI HẠN ĐỐI VỚI TƯ VẤN
Hồ sơ dự tuyển tư vấn bao gồm đề xuất tài chính và kỹ thuật bằng tiếng Anh, tiếng Việt được gửi qua email trước 17h, ngày 31 tháng 05 năm 2021 hoặc gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ:
Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thuỷ sản Bền vững (ICAFIS)
Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
Người liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Trang. Email: trang.nguyenngoc@icafis.vn
ICAFIS