Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đang là một trong những lựa chọn mang tính thực tế duy nhất cho việc đáp ứng nhu cầu thủy sản trên toàn cầu và cung cấp cho toàn thế giới trong tương lai, nhất là khi khai thác không thể phát triển bền vững. Trong đó, quản lý nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại cấp độ khu vực (hoặc vùng) là một yêu cầu cơ bản đối với sự phát triển bền vững trong tương lai.
NTTS ở châu Á: Cơ cấu và thách thức
Một vài trang trại nuôi cá kết hợp cả hoạt động sản xuất cá, giống, trong khi một số khác chỉ chọn một trong hai hoạt động trên. NTTS thường phụ thuộc đất liền (ao, ruộng lúa..), nhưng cũng có những hoạt động nuôi cá trong nước tự nhiên (nuôi cá lồng, bè…). Hầu hết các hình thức NTTS trên đều thực hiện tại châu Á. Đây là khu vực sản xuất và xuất khẩu đầu tiên, cung cấp sản phẩm có giá trị cao cho Mỹ, EU. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực về môi trường, xã hội gắn với sự tăng trưởng nhanh của ngành NTTS, những lỗ hổng của các nhà sản xuất quy mô nhỏ đang được nhìn thấy rõ và cần phải được giải quyết.
Đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm (ATTP) liên quan sản phẩm thủy sản đang nổi lên như vấn đề ưu tiên trong những năm qua và châu Á là trung tâm trong cuộc khủng hoảng toàn cầu này. Vấn đề đầu tiên tại khu vực này chủ yếu là do thiếu một thị trường cao cấp, mở cửa cho thương mại khu vực về các mặt hàng thực phẩm và truy xuất nguồn gốc những mặt hàng có hại. Về cơ bản, giá tăng tùy thuộc mối quan tâm về các sản phẩm NTTS, yêu cầu của thị trường như các tiêu chuẩn ATTP và truy xuất nguồn gốc. Điều này gây trở ngại nghiêm trọng đối với thương mại, trừ những nông dân nuôi trồng quy mô từ chuỗi thị trường.
Khoảng 80% trang trại NTTS ở châu Á hoạt động ở quy mô nhỏ, thường khó tiếp cận về kỹ thuật, tài chính, sản lượng dễ sụt giảm do dịch bệnh. Do đó, ngành NTTS ở châu Á thường quan tâm đến những tác động về môi trường, xã hội. Các yếu tố chính cản trở sự bền vững hoặc tăng trưởng của các nhà sản xuất quy mô nhỏ chính là gia tăng thương mại, những vấn đề liên quan đến thị trường; bùng nổ bệnh dịch; tiếp cận thị trường và thông tin thị trường không được công bằng; những khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ kỹ thuật và tài chính; chi phí cao hơn liên quan đến sản xuất thị trường quyết định, ATTP, đảm bảo chất lượng, yêu cầu chứng nhận bền vững. Những người sản xuất quy mô nhỏ sẽ không thể cạnh tranh vì phải cố gắng để đáp ứng những yêu cầu truy xuất nguồn gốc và kỹ thuật sản xuất bền vững.
Người mua và thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy NTTS có trách nhiệm. Kết quả là việc mua sản phẩm đạt chứng nhận có tăng lên đối với những người mua thủy hải sản khi hơn 80% trong số họ đã thực hiện vài cam kết công khai hướng tới tính bền vững dựa trên áp dụng hệ thống chứng nhận. Tuy nhiên, điều này chỉ có khả năng bù đắp một phần hạn chế của thị trường thủy sản trong khoảng thời gian ngắn và trung hạn. Điều này khiến cho đại đa số các nhà sản xuất không bị ảnh hưởng và cần có một công cụ ở cấp tạm thời cho phép các nhà sản xuất quy mô nhỏ bắt đầu leo lên các nấc thang tiến tới sản xuất bền vững hơn.
Một vài người cho rằng, tiêu chuẩn GAP ở cấp độ quốc gia hiện nay nên đảm nhiệm vai trò này, tuy nhiên trên thực tế có sự khác biệt lớn trong cách mà họ định nghĩa và giải quyết những vấn đề bền vững về môi trường, xã hội. Điều này ngăn cản người mua sử dụng các tiêu chuẩn này, đặc biệt là những người có cam kết phát triển bền vững công khai.
Sau "cách mạng xanh", "cách mạng bền vững" bắt đầu
Ngoài ra, những hiệu quả tương xứng trong sản xuất từ các loài, hệ thống và kiến nghị quốc gia kết hợp với chính sách nội bộ đúng đắn, tác động thị trường dẫn đến sự cải thiện môi trường nhanh trong nhiều ngành NTTS. Rõ ràng, bắt đầu từ những giả thiết rằng, nỗ lực chung giữa các bên liên quan trong lĩnh vực tư và công cũng như những cơ quan chứng nhận là cần thiết để giải quyết một cách hiệu quả những rào cản mà nông dân NTTS quy mô nhỏ đang phải đối mặt.
Một vài sáng kiến của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân cũng như nông dân trong thực tế đã được thực hiện để cải thiện thực hành NTTS nhằm có sản phẩm tốt hơn và đảm bảo tính bền vững lâu dài, đồng thời thúc đẩy việc xuất khẩu. Trong số những sáng kiến đó, những tiêu chuẩn tự nguyện như Thực hành quản lý tốt hơn (BMP) được xác nhận là cơ chế có tác động mạnh để đảm bảo tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị (bao gồm cả những người tiêu dùng cuối cùng) rằng, những sản phẩm mà họ mua được sản xuất có trách nhiệm, bền vững và tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, một vài chương trình/hoạt động nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa các bên liên quan cho sản xuất có trách nhiệm cũng như tạo ra nhận thức về nhu cầu thị trường về sản phẩm chất lượng và an toàn đã được nâng lên, tạo nên "phong trào NTTS bền vững".
Sau đây là một vài ví dụ: EU, trong chương trình hợp tác FP7 thực hiện chương trình nghiên cứu "Phát triển NTTS theo chuẩn thương mại" (SEAT) tại châu Á nhằm giúp nâng cao sản xuất và thương mại của nghề nuôi thủy sản ở Thái Lan, Bangladesh, Trung Quốc và Việt Nam đối với tôm càng xanh, tôm sú, cá tra, cá rô phi. Mục tiêu lâu dài là để duy trì sự phát triển của nghề NTTS ở 4 nước này; Đồng thời, bảo đảm tính hài hòa của thị trường giữa châu Á và châu Âu trong sự phát triển bền vững. WorldFish thông qua chương trình "Aqua-Spark Fish for Good" và "Incubator: Sustainale Aquaculture Made Possible" đang thu hút sự đầu tư giúp cho ngành NTTS đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng mạnh đối với cá nhưng vẫn đảm bảo được nguồn cung hợp lý. Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH) thông qua chương trình "ASC Accelerator" đối với nuôi cá tra và chương trình "FIT Fund" đối với nuôi tôm nhằm mục đích tăng tính bền vững và đẩy mạnh xuất khẩu hai mặt hàng này. Hơn nữa, các tổ chức và sáng kiến khác đang hỗ trợ những nông dân NTTS quy mô nhỏ tại châu Á cải thiện hiệu suất môi trường, xã hội và tuân thủ các yêu cầu an toàn thực phẩm.
Dù thời gian đang thay đổi, "phong trào NTTS bền vững" đã tạo ra lợi ích đáng kể về việc cấp chứng nhận cho các nhà sản xuất, các bên liên quan tham gia vào chuỗi giá trị, khi người mua tìm kiếm, truy xuất nguồn gốc và xác minh các chương trình phát triển bền vững.
Những xu hướng mới này đang tạo ra những ảnh hưởng đúng đắn cho ngành NTTS và cũng là bằng chứng cho thấy, những sáng kiến này có tiềm năng để bù đắp cho những thiếu sót về tính bền vững của ngành trong những khu vực sản xuất chính. Trong tương lai gần, có thể loại bỏ các vấn đề gặp phải hiện nay do sự tồn tại của các hệ thống chứng nhận khác nhau, do đó, tạo ra cho các nông dân nuôi trồng quy mô nhỏ một tính toán tổng quát hơn trong ngành công nghiệp đang phát triển này.
Source: Luca Micciche' - Chuyên viên tư vấn NTTS ICAFIS
Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững
ICAFIS