ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
TƯ VẤN XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHO VAY THEO CHUỖI
(Áp dụng thử nghiệm trong chuỗi giá trị tôm)
Thông tin chung
Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân.Từ một nghề thủ công, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, một số lĩnh vực như chế biến, xuất khẩu, dịch vụ hậu cần chủ yếu do Nhà nước đảm nhận, Thủy sản đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Đã phát huy được lợi thế của điều kiện tự nhiên, đổi mới chính sách kinh tế, thị trường phù hợp đã đưa ngành Thủy sản tăng trưởng với tốc độ nhanh, liên tục và khá ổn định.
Nuôi tôm có vị trí quan trọng trong ngành thủy sản, đóng góp 47% giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2014 (FICEN), tạo công ăn việc làm và thu nhập cho khoảng 700.000 hộ gia đình. Trong hơn mười năm trở lại đây, nghề nuôi tôm tại Việt Nam phát triển rất ấn tượng. Trong năm 2012, khoảng 658,000 ha được sử dụng để nuôi tôm, mang về 477,000 tấn tôm đạt giá trị xuất khấu 2,25 tỷ USD và tăng 300% trong 11 năm qua. Tuy nhiên doanh nghiệp và người nuôi tôm còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức:
- Thuế nhập khẩu áp dụng cho 1 số nhóm thủy sản có giá trị thương mại cao (tôm, cá ngừ, mực-bạch tuộc...), đang được các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu cho sản xuất xuất khẩu;
- Dịch bệnh EMS thực sự vẫn là nỗi lo lớn cho người nuôi tôm và doanh nghiệp: Dù người nuôi tôm và doanh nghiệp đã biết cách phòng tránh dịch bệnh EMS nhưng vẫn chưa thể kiểm soát được. Nhiều hộ nuôi và doanh nghiệp thua lỗ, phá sản vì dịch bệnh này.
- Rào cản kỹ thuật: Quy định kiểm tra OTC đối với 100% tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản gây khó khăn cho doanh nghiệp tôm, làm giảm sức cạnh tranh trước đối thủ là Ấn Độ và Indonesia.
- Chính sách hỗ trợ tín dụng chưa hiệu quả: Mặc dù Chính phủ có chủ trương cho giãn nợ cho người nuôi thủy sản theo công văn 1149/TTg về chính sách hỗ trợ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hoặc Quyết định số 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng với người nuôi tôm và cá tra, nhưng thực tế chưa áp dụng với người nuôi tôm.
- Gánh nặng tiêu chuẩn đối với sản phẩm xuất khẩu: Thị trường ngày càng xuất hiện nhiều tiêu chuẩn gây tốn kém cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Nhu cầu đối với sản phẩm thủy sản sản xuất và khai thác bền vững ngày càng cao.
Mô hình kinh doanh theo chuỗi giá trị đã được áp dụng ở nhiều ngành nghề, đặc biệt là nông nghiệp. Liên kết được xây dựng trong chuỗi gióp phần làm giảm rủi ro trong sản xuất và tăng tính cạnh tranh của ngành, đặc biệt nâng cao năng lực của các hộ sản xuất quy mô nhỏ hướng tới thị trường xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Trong những năm gần đây, Chính phủ và Ngân hàng Nha nước đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm hướng tín dụng và đầu tư cho vay theo chuỗi giá trị: Chính sách về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông –lâm - thủy sản hướng đến xuất khẩu theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/03/2014; Quyết định số 1050/QĐ-NHNN về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ….chương trình đã lựa chọn 28 doanh nghiệp đại diện cho 8 ngành nghề sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc thực hiện 31 dự án tại 22 tỉnh, thành phố tham gia chương trình cho vay thí điểm mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Số tiền các Ngân hàng thương mại đã ký kết với các doanh nghiệp tham gia chương trình lên tới hơn 5.627 tỷ đồng. Kết quả bước đầu cho thấy, mô hình này đã mang lại phương thức tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên việc đánh giá cho vay theo chuỗi giá trị của các Ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ sở để đánh giá mô hình liên kết chuỗi bền vững hay đánh giá mô hình kinh doanh theo chuỗi bền vững.
Dự án “Tăng cường bình đẳng giới trong chuỗi giá trị tôm và đầu tư kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam và Đông Nam Á - GRAISEA” được OXFAM, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững ( ICAFIS), Trung tâm Bảo tôn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) phối hợp triển khai tại Việt Nam trên địa bàn 02 tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau. Một trong những đầu ra hướng tới của dự án là “Xây dựng tiêu chí đánh gia cho vay theo chuỗi giá trị bền vững” làm cơ sở tham chiếu cho các Ngân hàng thương mại và vận động ưu đãi cho vay theo chuỗi giá trị tôm, ngành hàng mang lại giá trị lớn nhưng cũng nhiều rủi ro.
Mục tiêu
Mục tiêu chung của hoạt động này là “Xây dựng tiêu chí đánh gia cho vay theo chuỗi giá trị bền vững” làm cơ sở tham chiếu cho các Ngân hàng thương mại tronh đánh giá cho vay theo chuỗi giá trị.
Phạm vi công việc và địa điểm thực hiện
3.1 Phạm vi và nội dung công việc
Chuyên gia tư vấn sẽ tiến hành một số nội dung công việc sau:
Nghiên cội một số mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp và trong dự án GRAISEA.
Rà soát và tham khảo một số Bộ tiêu chí vay theo chuỗi của nước ngoài và các ngân hang thương mại
- Nghiên cứu các văn bản chính sách liên quan đến tín dụng theo chuỗi và sản xuất quy mô nhỏ trong thủy sản.
- Xây dựng dự thảo bộ tiêu chí đánh giá cho vay theo chuỗi giá trị bền vững trên cơ sở tham vấn chuyên gia và các bên liên quan.
- Tham gia trình bày tại hội thảo/đối thoải tham vấn các bên cho bộ tiêu chí được xây dựng.
- Hoàn thiện bộ tiêu chí dựa trên sự góp ý của các bên.
3.2 Địa điểm thực hiện
Việt Nam, địa điểm tổ chức hội thảo dự kiến tại Cần Thơ hoặc Sóc Trăng vào cuối tháng 12/2015
Thời gian thực hiện
Hoạt động sẽ được triển khai trong khoảng 01 tháng, bắt đầu từ tháng 15/11/2015 và đến hết tháng 30/12/2015
Sản phẩm cuối cùng
Bộ tiêu chí đánh gia cho vay theo chuỗi giá trị bền vững (tập trung chính vào chuỗi giá trị tôm).
Yêu cầu chuyên gia
Nhằm hoàn thiện nội dung công việc yêu cầu, tư vấn cần đáp ứng những yêu cầu tối thiểu sau:
Có trình độ trong các lĩnh vực nghiên cứu liên quan.
Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng
Có hiểu biết về kinh nghiệm về đánh giá chuỗi giá trị và về thủy sản
Thành thạo tiếng Anh nói và viết và các ứng dụng của phần mềm có liên quan;