Ngày 23 tháng 11 năm 2015, Trong khuân khổ dự án “Tăng cường bình đẳng giới trong chuỗi giá trị tôm và đầu tư kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam và Đông Nam Á- GRAISEA”, Tổ chức CSR-ASIA phối hợp cùng OXFAM Việt Nam; Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng; Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thuỷ sản Bền vững (ICAFIS); Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) tổ chức khóa tập huấn “Trách nhiệm xã hội Doanh Nghiệp và Cốt lõi trong Kinh doanh toàn diện”.
Tham dự khóa tập huấn có đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau; các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ.
Thông qua khóa tập huấn các học viên được trang bị các kiến thức về:
- Tăng cường hiểu biết về những nhân tố quan trọng của CSR trong ngành Thuỷ sản.
- Nắm vững các vấn đề cốt lõi của CSR trong bối cảnh châu Á hiện nay về : Môi trường, Đầu tư và phát triển cộng đồng, hoạt động công bằng và quản trị tổ chức, quyền con người…
- Phương án xây dựng về chuỗi giá trị toàn diện đồng thời phương pháp tiến hành phân tích chuỗi giá trị để xác định cơ hội kinh doanh và xây dựng chiến lược hiệu quả nhằm tăng giá trị thương hiệu của Doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp (CSR) đã được nhiều doanh nghiệp Thủy sản Việt Nam thực hành, áp dụng trong những năm vừa qua. CSR góp phần giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất lao động, tăng doanh thu, nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty. Bên cạnh đó CSR còn góp phần thu hút các nguồn lao động giỏi và phát triển lâu dài. Thực hành trách nhiệm xã hội đã giúp cho nhiều công ty giữ vừng và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên việc thực hành này vẫn chủ yếu là theo yêu cầu của khách hàng chứ không phát xuất phát từ “giá trị cốt lõi” nhằm hướng tới kinh doanh bền vững hơn.
Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Huyền Trang – Công ty Việt Hải, một đơn vị có thực hành trách nhiệm xã hội tốt và đã đạt chứng nhận SA8000 cho biết “ Hiên nay, trại nuôi liên kết của chúng tôi chỉ đáp ứng được 40% sản lượng chế biến, 60% còn lại chúng tôi phải mua từ các hộ dân nuôi nhỏ lẻ. Với mô hình chuỗi như hiện nay, nhiều thời điểm chúng tôi bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu khi khách hàng yêu cầu các đơn hàng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm có trách nhiệm xã hội. Qua khóa tập huấn này đã giúp tôi nhận thấy, việc xây dựng liên kết chuỗi, tăng đầu tư có trách nhiệm trong chuỗi đó mới là “giá trị cốt lõi” tạo nên thành công trong kinh doanh bền vững”
ICAFIS - Corporate social responsibility in fisheries (CSR)