(ICAFIS - SCBV) Tư vấn cho hoạt động “Cập nhật số liệu theo dõi sản lượng nghêu tự nhiên và loài thứ cấp trong khai thác nghêu MSC tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre”

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Tư vấn cho hoạt động “Cập nhật số liệu theo dõi sản lượng nghêu tự nhiên và loài thứ cấp trong khai thác nghêu MSC tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre”

 (Hoạt động 6.1.4.5)

backdrop_tuyen-tu-van-6.1.4.5.jpg

 

  1. Giới thiệu chung

Tiêu chuẩn đánh bắt thủy sản của Hội đồng Quản lý Hàng hải (MSC) xác định hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên là bền vững và được quản lý tốt. Quá trình chứng nhận MSC bao gồm đánh bắt thủy sản từ 'tàu cá đến đĩa ăn' và trên toàn bộ chuỗi cung ứng.Các nguyên tắc và tiêu chí của Hội đồng Quản lý Hàng hải (MSC) về đánh bắt thủy sản bền vững đã được phát triển vào năm 1999 như là một phương pháp để thúc đẩy nghề đánh bắt thủy sản bền vững. Tiêu chuẩn MSC chỉ áp dụng cho ngành đánh bắt thủy sản tự nhiên - bất kể kích thước, chủng loại hoặc vị trí của chúng. Tiêu chuẩn của MSC trong việc xác định các trung tâm đánh bắt thủy sản bền vững về môi trường, được quản lý tốt xoay quanh 3 nguyên tắc chính: điều kiện của trữ lượng cá, tác động của nghề đánh bắt thủy sản lên hệ sinh thái xung quanh và tính hiệu quả và hoạt động của hệ thống quản lý đánh bắt thủy sản. Để đảm bảo rằng hoạt động khai thác là bền vững và hạn chế các tác động đến hệ sinh thác xung quanh thì các hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá cần được thực hiện hàng năm và có kế hoạch khắc phục. Theo nguyên tắc 1 và nguyên tắc 2 của chứng nhận MSC thì việc theo dõi giám sát nguồn lợi và hệ sinh thái tự nhiên cần được đảm bảo và duy trì tự nhiên. Trong đó, nghề nghêu cần thực hiện: 1) Giám sát, theo dõi sản lượng nghêu giống tự nhiên hàng năm, 2) Giám sát theo dõi việc khai thác (đánh bắt) loài thứ cấp đảm bảo không vượt ngưỡng cho phép (<2% so với tổng sản lượng nghêu), 3) Giám sát và theo dõi sự xuất hiện loài quý hiếm để bảo vệ và bảo tồn hợp lý.

Dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu ở Việt Nam - SCBV” được sự tài trợ của Liên Minh Châu ÂU (EU), tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng phối hợp triển khai, hướng đến mục tiêu hỗ trợ ba tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh áp dụng và duy trì chứng nhận bền vững (MSC) cho nghề nghêu tại tỉnh.

Bên cạnh đó, theo kết quả rà soát hồ sơ chuẩn bị cho đánh giá tái chứng nhận MSC tại tỉnh Bến Tre và đánh giá cuối cùng đạt chứng nhận MSC tại tỉnh Tiền Giang thì  đang thiếu hụt thông tin về số liệu trữ lượng nghêu giống tự nhiên. Mặt khác, việc theo dõi loài thứ cấp tại các địa phương vẫn chưa được thực hiện thường xuyên mà đây là một trong những tài liệu quan trọng trong đánh giá nguyên tắc 1 và 2 của chứng nhận MSC là chứng minh nghề khai thác nghêu không gây ảnh hưởng hay suy giảm đến các loài khác trong hệ sinh thái vùng nghêu.

Chính vì vây, Nhằm hỗ trợ cho tỉnh Bến Tre chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cho tái đánh giá chứng nhận và tỉnh Tiền Giang hoàn thành đánh giá lần cuối cùng đạt chứng nhận MSC. Ban Quản lý dự án SCBV cần tuyển tư vấn để thực hiện hoạt động này:“ Cấp nhật số liệu theo dõi sản lượng nghêu giống tự nhiên và loài thứ cấp, loài quý hiếm  trong khai thác nghêu MSC tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre”.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

+ Cập nhật số liệu về trữ lượng nghêu giống tự nhiên tại vùng nghêu, nhằm cung cấp dữ liệu cho nghề nghêu tại  Bến Tre và Tiền Giang phục vụ cho đánh giá tái chứng nhận và đánh giá cuối cùng tại hai tỉnh.

+ Cập nhật hồ sơ theo dõi giám sát loài thứ cấp, loài quý hiếm cho nghề nghêu tại tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre (đảm bảo quá trình duy trì thường xuyên cho nghề nghêu MSC tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre).

  1. Phạm vi công việc

* Phạm vi nghiên cứu: vùng sản xuất, khai thác nghêu tại  tỉnh Bến Tre và Tiền Giang

* Công việc:

Tư vấn cần thực hiện một số công việc dưới đây:

- Xây dựng, thiết kế chương trình và phương pháp khảo sát, thu mẫu, giám sát sản lượng nghêu giống tự nhiên và theo dõi các loài thứ cấp, loài quý hiếm  phù hợp với mục tiêu của hoạt động.

- Thu mẫu, định lượng, phân tích và khảo sát và tham vấn thực địa theo phương pháp thống nhất với Ban quản lý dự án.

- Tổng hợp, xử lý số liệu

- Viết báo cáo và hoàn thiện báo cáo theo góp ý các Ban Quản lý dự án/ Các chuyên gia tham vấn khác.

  1. Kết quả mong đợi

Các kết quả mong đợi:

- Đề xuất phương pháp, chương trình và thu mẫu giám sát với thực tế tại vùng nuôi nghêu tại 03 tỉnh dự án.

- Dữ liệu bao gồm chi tiết các bảng dữ liệu nghiên cứu, phân tích lượng mẫu và khảo sát.

- Báo cáo cuối cùng với các chi tiết ghi chú đáp ứng mục tiêu cụ thể đề ra.

- Tất cả các kết quả đầu ra theo yêu cầu phải được nộp cho ban quản lý dự án (OXFAM, ICAFIS) bằng tiếng Việt trong các bản sao cứng và ở định dạng điện tử, ở dạng bảng cứng hoàng chỉnh các file định dạng đầy đủ với tất cả các số liệu, bảng biểu và bản đồ bao gồm trong nội dung văn bản.

  1. Thời gian và địa điểm thực hiện

Khung thời gian cho hoạt động này dự kiến trong 8 tháng, kể từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn dự kiến trong tháng 5/2022 và kết thúc vào tháng 12/2022. Các chuyên gia tư vấn có một lịch trình làm việc chi tiết với thời gian dự kiến sau:

  • Kết quả lựa chọn nhà tư vấn trong vòng  5-10 ngày sau khi nộp hồ sơ tư vấn.
  • Dữ liệu sơ bộ phục vụ cho đánh giá tại Tiền Giang và Bến Tre trước 20/06/2022.
  • Bản báo cáo cập nhật dữ liệu cho năm vào cuối tháng 12 năm 2022.
  1. Yêu cầu đối với tư vấn:

Tư vấn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kiến thức chuyên môn/ bằng cấp thuộc một trong các lĩnh vực sau: Quản lý nguồn lợi và khai thác thủy sản, chuyên môn liên quan đến nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt chuyên môn sâu về sản xuất nghêu…;

- Chuyên gia tư vấn có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thực hiện các công việc liên quan (khảo sát, nghiên cứu, thu mẫu, phân tích dữ liệu…);

- Nhóm cán bộ hỗ trợ khảo sát, điều tra có ít nhầt 3 năm kinh nghiệm thực hiện các công việc liên quan (khảo sát, nghiên cứu, thu mẫu, phân tích dữ liệu…);

- Có kinh nghiệm và kỹ năng thực hiện các phương pháp nghiên cứu đánh giá, nhất là trong ngành công nghiệp sản xuất nghêu tại Việt Nam và có khả năng thực hiện và phối hợp triển khai nghiên cứu mô hình tại thực địa;

- Có khả năng trình bày, thúc đẩy thảo luận, tài liệu hóa;

- Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả;

- Cam kết và đáp ứng theo yêu cầu đúng thời hạn.

  1. Thời hạn đối với tư vấn:

Hồ sơ dự tuyển tư vấn bao gồm đề xuất tài chính và kỹ thuật bằng tiếng Anh, tiếng Việt được gửi qua email trước 17h, ngày 17 tháng 05 năm 2022 hoặc gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ: 

Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thuỷ sản Bền vững (ICAFIS)

Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội

Người liên hệ: Đinh Thị Thu,   E-mail: thu.dinh@icafis.vn

Share: 

Tin tức khác