ICAFIS PHÁT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THỦY SẢN ÁP DỤNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI NĂM 2017

 

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR) TRAO NIỀM TIN, CHIA SẺ CỘNG ĐỒNG 

Thủy sản là một trong 5 ngành hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay. Tính đến năm 2014 tổng sản lượng thủy sản ước đạt 6.3 triệu tấn (tăng 4.4% so với năm 2013). Giá trị xuất khẩu đạt mức kỷ lục 7.92 tỷ USD (tăng 18% so với năm 2013) và vượt 11.6% so với kế hoạch. Sản phẩm thủy sản hiện nay có mặt tại 164 quốc gia trên thế giới (TCTS, 2014).

Bên cạnh những thành quả đạt được, ngành thủy sản Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó nổi cộm lên là các thách thức liên quan đến: i) ô nhiễm môi trường; ii) khai thác nguồn lợi thủy sản quá mức; iii) an toàn thực phẩm, an sinh xã hội, quyền và lợi ích của người lao động... điều này có thể ảnh hưởng xấu đến uy tín và chất lượng thủy sản Việt Nam khi bán ra thị trường thế giới.

Cụm từ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) đã được nhắc đến cách đây hơn 50 năm, tuy nhiên thời gian gần đây càng được đề cao hơn:

+ Nhiều hệ thống chứng nhận về CSR được các khách hàng quốc tế yêu cầu đối với thủy sản Việt Nam như: SA8000, BSCI, BAP, ASC….

+ Các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản…ngày càng đề cao việc thực hành trách nhiệm xã hội.

+ Công ty đa quốc gia xây dựng bộ quy tắc ứng xử và yêu cầu thực hiện trong chuỗi cung ứng của mình: WALMART, COSTCO, SMETA, METRO…

+ Với xu thế hội nhập của TPP, FTA, Mô hình kinh doanh toàn diện, hướng dẫn của FAO …đều đưa ra các yêu cầu về thực hành trách nhiệm xã hội.

Tuy nhiên việc thực hiện  mới bước đầu tập trung  ở các nhà máy chế biến thủy sản (khoảng 30% số nhà máy) và gần như bỏ ngỏ đối với lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy sản.

Trong khuân khổ dự án “Tăng cường bình đẳng giới trong chuỗi giá trị tôm tại tỉnh Sóc Trăng – GRAISEA”, Dự án “Chuỗi giá trị tôm bền vững công bằng tại Việt Nam – SusV” được hỗ trợ bởi Liên Minh Châu Âu, Đại Sứ quán Thụy Điển, OXFAM.  ICAFIS phát động chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản áp dụng thực hành trách nhiệm xã hội năm 2017”.

MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH:

Hỗ trợ 10 – 15 doanh nghiệp thủy sản tại Đồng Bằng Sông Cửu Long nâng cao năng lực trong áp dụng thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) qua đó góp phần tăng giá trị, thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam.

THỜI GIAN TRIỂN KHAI

Từ tháng 3/2017 đến hết tháng 3/2018

ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ

Các doanh nghiệp thủy sản vừa và nhỏ tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

NỘI DUNG HỖ TRỢ

* Áp dụng trách nhiệm xã hội cho 10 - 15 doanh nghiệp thủy sản

- Rà soát hồ sơ thực hành trách nhiệm xã hội của công ty bao gồm:

+ Chính sách nhân sự, tài chính và phúc lợi xã hội

+ Chương trình và các biện pháp về an toàn lao động, môi trường

+ Quy trình, biểu mẫu trong áp dụng về: chấm công, bảng lương, phân ca, đổi ca; hồ sơ theo dõi an toàn lao động; hồ sơ bảo hiểm; biên bản họp công đoàn…

+ Các biển báo về: an toàn lao động, cháy nổ, thoát hiểm, hóa chất cấm, khu vực nguy hiểm….

- Hướng dẫn cập nhật bổ sung hồ sơ:

+ Chính sách nhân sự, tài chính và phúc lợi xã hội

+ Chương trình và các biện pháp về an toàn lao động, môi trường

+ Quy trình, biểu mẫu trong áp dụng về: chấm công, bảng lương, phân ca, đổi ca; hồ sơ theo dõi an toàn lao động; hồ sơ bảo hiểm; biên bản họp công đoàn…

- Tư vấn hướng dẫn cách thức bố trí thiết bị sản xuất và các hệ thống an toàn cháy, nổ, sự cố điện và đường thoát hiểm, bảo quản nguyên vật liệu, hóa chất, phụ gia.

- Hướng dẫn cách thức lưu giữ hồ sơ và thời gian cần đảm bảo trong lưu giữ hồ sơ.

ĐĂNG KÝ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH

Để đăng ký tham gia chương trình và giải đáp thêm thông tin, vui lòng liên hệ:

Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc ICAFIS

Điện thoại: 0985.024.307

Email: lap.dinhxuan@icafis.vn

ICAFIS nâng cao trách nhiệm xã hội trong ngành thủy sản Việt Nam

Share: 

Tin tức khác