ICAFIS hỗ trợ đánh giá sơ bộ nghêu Tiền Giang theo tiêu chuẩn MSC

Đề tài "Xây dựng vùng quản lý khai thác nghêu (Meretrix lyrata) tại Gò Công theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý biển (MSC - Marine Stewardship Council)" đã được Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tỉnh Tiền Giang chủ trì thực hiện từ  cuối năm 2011. Sau hơn 4 năm thực hiện, nghề khai thác nghêu tại Gò Công Đông, Tiền Giang đã đạt được nhiều tiến bộ trong xây dựng các giải pháp quản lý bền vững hướng đến MSC. Vừa qua với sự hỗ trợ của WWF Việt Nam nhóm tư vấn thuộc ICAFIS và FACOD thuộc Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS) đã được chọn để thực hiện đánh giá sơ bộ nghều Tiền Giang theo tiêu chuẩn MSC.

Đoàn đánh giá ICAFIS, FACOD cùng đại diện lãnh đạo, cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang

Nghề nghêu tại Gò Công Đông đã xuất hiện từ trước năm 1975, chủ yếu là tự phát không được quản lý, khai thác tự nhiên.  Đến năm 1986, nghề nghêu tại Gò Công Đông bắt đầu có sự quản lý của những hộ cá thể theo mô hình quảng canh cải tiến, có thả bổ sung nghêu giống vào sân. Giai đoạn 1987- 1989, nghề nuôi nghêu ở Gò Công Đông trải qua nhiều thăng trầm, giá cả bấp bênh thu nhập không ổn định, trộm cắp thường xuyên xảy ra. Năm 1990, nhà nước phân lô cho người dân địa phương thuê với thời hạn 05 năm, trung bình 3000m2/lô/hộ, dưới hình thức bốc thăm ngẫu nhiên để chọn lô, thực tế nhiều hộ nuôi sang nhượng cho nhau, mở rộng diện tích nuôi để thuận lợi cho chăm sóc và quản lý. 

Mặc dù đã trải qua một thời gian khá dài phát triển, nhưng nghề khai thác nghêu tại Gò Công Đông đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: i) Chưa chủ động được nguồn con giống; ii) Nghêu chết do dịch bệnh, thời tiết & biến đổi khí hậu; iii) Giá cả không ổn định; iv) Truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm; v) Sự cạnh tranh của nghêu ở phía Bắc và Trung Quốc; vi) Khó khăn trong tiếp cận các thị trường quốc tế mang lại giá trị cao …

Bãi nghêu huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

Nhằm giảm thiểu các khó khăn thách thức ở trên, từ cuối năm 2011, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tỉnh Tiền Giang chủ trì thực hiện đề tài "Xây dựng vùng quản lý khai thác nghêu (Meretrix lyrata) tại Gò Công theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý biển (MSC - Marine Stewardship Council)”. Sau hơn 4 năm thực hiện, nghề khai thác nghêu tại Gò Công Đông đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong xây dựng các giải pháp quản lý bền vững theo tiêu chuẩn MSC.

Đoàn đánh giá ICAFIS, FACOD làm việc cùng đại diện UBND tỉnh Tiền Giang, Sở NN&PTNT và các Ban ngành liên quan

Từ ngày 29 tháng 08 đến ngày 01 tháng 09 năm 2016, nhóm chuyên gia đánh giá ICAFIS, FACOD  đã thực hiện đợt đánh giá sơ bộ nghều Tiền Giang theo tiêu chuẩn MSC. Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy nghề nghêu tại Gò Công Đông đã đạt được những kết quả tích cực trong tiến trình hướng tới đạt chứng nhận MSC:

1) Về phương thức khai thác: Nghề nghêu Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang được khai thác bằng các công cụ và phương pháp tương đối thân thiện với môi trường và ít có khả năng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái.

2) Về hệ thống quản lý: Tiền Giang đã hình thành được một hệ thống quản lý, giám sát được đánh giá là sẽ mang lại hiệu quả trong quản lý nghề nghêu theo hướng bền vững, đặc biệt là các văn bản hỗ trợ công tác quản lý, hình thành Ban quản lý Cộng đồng….

3) Về định hướng phát triển: UBND tỉnh Tiên giang và các Sở, Ban ngành liên quan có sự quyết tâm cao  tới định hướng phát triển nghề nghêu theo hướng đáp ứng được các tiêu chuẩn của chứng nhận MSC.

Trên cơ sở những thông tin thu thập được từ đợt đánh giá thực địa nhóm chuyên gia sẽ hoàn thiện báo cáo vào cuối tháng 9, năm 2016. Từ đó sẽ những đợt làm việc tiếp theo với UBND tỉnh Tiền Giang và các Sở, Ban ngành liên quan để lên kế hoạch hoàn thiện, khắc phục, bổ sung sớm đưa nghề nghều tỉnh Tiến Giang đạt chứng nhận MSC.

ICAFIS

Share: 

Tin tức khác