HTX Cái Bát: Hiệu quả hơn nhờ đảm bảo môi trường

Nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn là điều kiện thuận lợi để HTX Thủy sản Cái Bát (Hòa Mỹ, Cái Nước, Tiền Giang) bảo đảm nguồn nước trong diện tích ao nuôi, giữ gìn vệ sinh môi trường trong phát triển thủy sản.

Đi lên từ mô hình THT, đến nay, HTX Cái Bát đã phát triển 320 ha ao nuôi thủy sản, trở thành vùng nguyên liệu tôm sạch theo tiêu chuẩn ASC cho doanh nghiệp.

Hiện nay, các thành viên HTX đã thu được lợi nhuận cao. Trước đó, do chăn nuôi nhỏ lẻ, không đầu tư nên diện tích thủy sản không mang lại hiệu quả cao. Nhiều lúc bị ảnh hưởng bởi thời tiết nên tôm chết hàng loạt.

Diện tích khép kín

Toàn bộ diện tích nuôi thủy sản của HTX Cái Bát nằm trên địa bàn xã Hòa Mỹ được áp dụng nhiều biện pháp nuôi tôm, như: Nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm cải tiến, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh.

Ngoài diện tích ao hở để trang bị quạt tạo oxi cho toàn bộ ao nuôi, toàn bộ diện tích ao nuôi trước đây bỏ hoang cũng được HTX cải tạo, cắm cọc nuôi tôm khép kín.

Ông Nguyễn Văn Lâm - Chủ tịch HĐQT HTX, cho biết năm qua, toàn bộ diện tích ao nuôi tôm đều phát triển theo kế hoạch. Đây là điều đáng mừng, vì chứng tỏ nước ở trong đầm không bị ô nhiễm. Trước đây, khi thời tiết nắng nóng, cũng với mật độ nuôi như vậy nhưng tôm chết dần. Chi phí cho mỗi lần thả nuôi trung bình hàng trăm triệu đồng, chưa kể đến tiền cải tạo ao.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp huyện Cái Nước, nguyên nhân tôm chết như vậy là do diện tích ao nuôi nhỏ hẹp, không có hệ thống ao để xử lý nước theo đúng quy trình khiến nước bị ô nhiễm, không mang lại hiệu quả.

Trước tình hình đó, HTX đã tiến hành cải tạo ao nuôi bằng cách vét đáy lòng hồ, vớt rong, diệt tạp, mở rộng diện tích để có đủ hệ thống ao nuôi theo quy trình nuôi tôm ASC.

Hiện nay, giữa các hồ nuôi đã ít rong, không như những năm trước, rong rất nhiều, lấp kín ao nuôi gây ô nhiễm môi trường. Các thành viên cũng vui mừng vì quá trình nuôi tôm gặp nhiều thuận lợi.

Ông Nguyễn Văn Út - thành viên HTX, cho biết nhà ông có 2.000 m2 ao, trước đây thả 5 triệu con tôm hết khoảng 50 triệu đồng. Nay nhờ chú trọng kỹ thuật, bảo đảm nguồn nước, nên chi phí hiện chỉ còn 25 triệu đồng cho 5 vạn con. Việc giảm mật độ nuôi cũng giúp lượng thức ăn cho xuống hồ nuôi giảm, giúp chi phí đầu tư hết ít, đề phòng được rủi ro.

Nhờ chú trọng ngay từ khâu chuẩn bị ao nuôi, diện tích tôm của các thành viên đều mang lại hiệu quả cao và ổn định. Trung bình mỗi năm, mỗi thành viên thu về 3 - 5 tấn tôm.

moi-truong-JPG-4093-1531925227.jpg

Nhờ liên kết, các thành viên HTX đã thu được lợi nhuận cao

Giải quyết ô nhiễm môi trường

Từ khi vào HTX, các thành viên đều được tham gia các buổi hội thảo, tập huấn kiến thức về nuôi tôm sạch theo chuẩn ASC theo hình thức chuỗi liên kết.

Tham gia chuỗi lên kết, các thành viên HTX được bảo đảm chặt chẽ từ khâu giống, chế phẩm sinh học, thức ăn, cho đến đầu ra nhờ liên kết với doanh nghiệp.

Ngoài ra, các thành viên còn được doanh nghiệp hỗ trợ vốn. Đây là điều kiện thuận lợi giúp các thành viên áp dụng KH-KT, cải tạo ao hồ theo tiêu chuẩn.

Hiệu quả của HTX là động lực để các thành viên yên tâm sản xuất và gắn bó với HTX. Nhiều thành viên đã thay đổi nhận thức, mạnh dạn áp dụng KH-KT để mang lại hiệu quả cao trong nuôi trồng thủy sản.

“Mô hình sản xuất của HTX đã giải quyết một cách tốt nhất vấn đề ô nhiễm môi trường nước. Các thành viên khi tham gia sản xuất phải tuân thủ nghiêm các quy trình, vì thế kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế rủi ro”, Chủ tịch HĐQT HTX cho biết.

Chú trọng nâng cao chất lượng, phòng trừ dịch bệnh với chế độ kiểm tra ao nuôi nghiêm ngặt trên diện tích nuôi thủy sản rộng lớn là điều cần thiết trong sản xuất để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.

Nuôi tôm không chỉ phát huy được thế mạnh của HTX mà còn là hướng đi quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại địa phương. Đây là tiền đề để ngành thủy sản phát triển hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Như Yến - Thời báo kinh doanh

Share: 

Tin tức khác