Hội thảo: Tổng kết dự án: "Phát triển bển vững và toàn diện chuỗi giá trị Nghêu và Tre tại Việt Nam"

Hội thảo Tổng kết dự án: "Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị Nghêu và Tre tại Việt Nam - SCBV" được tổ chức ngày 23/03/2023 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
 
Dự án: "Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị Nghêu và Tre tại Việt Nam" được triển khai 5 năm (năm 2018 - 2023), trị giá 4,3 triệu EURO do Liên minh Châu tài trợ triển khai tại năm tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Tiền Giang, Trà Vinh và Bến Tre và thực hiện bởi Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thuỷ sản bền vững (ICAFIS - Thuộc Hội Thuỷ sản Việt Nam), Trung tâm Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ (thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Đây là một sáng kiến nằm trong nỗ lực của Liên minh Châu cùng làm việc với các tổ chức xã hội tại Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người và đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2030.
nik_6255.jpg
 
Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thuỷ sản bền vững (ICAFIS) phụ trách hợp phần Chuỗi giá trị Nghêu thực hiện tại ba tỉnh là Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh.
Nhìn lại chặng đường 5 năm từ 2018 đến nay, ngành hàng Nghêu Việt đã trải qua 03 "trận bão" lớn: Năm 2018-2019, dịch bệnh làm nghêu chết hàng loạt dọc các tỉnh ven biển Việt Nam; Tiếp đó, dịch Covid-19 khiến thị trường thủy sản đóng băng; Xung đột Nga - Ukraine làm tỷ giá và thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vượt lên tất cả mọi khó khăn, trở ngại, ngành hàng Nghêu Việt đã đạt mức tăng trưởng đột phá. Nếu như trước 2019, xuất khẩu nghêu chỉ dao động ở 60 triệu USD thì tới 2022 con số này đã tăng vọt trên 100 triệu USD, tăng 66% so với trước khi dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu và tre tại Việt Nam – SCBV” được triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, Lấy các tiêu chuẩn bền vững làm định hướng phát triển sản xuất, Trung tâm ICAFIS  đã phối hợp cùng các địa phương cải tiến kỹ thuật cho nông dân nhằm duy trì và đạt được các chứng nhận quốc tế như MSC/ASC dành cho nghêu. Nông dân trong chuỗi nghêu đã chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang tổ nhóm/hợp tác xã, đổi mới tư duy quản trị. Đồng thời, các bên trong chuỗi giá trị đã tăng cường kết nối dựa trên các thỏa thuận hợp tác sản xuất - thu mua theo tiêu chuẩn bền vững, mở rộng nhiều cơ hội cho người sản xuất và doanh nghiệp.
 
a_102746.jpg
a_102680.jpg
 
5 năm không phải là dài đối với hướng đi toàn diện, hướng tới sự phát triển bền vững. Với những nỗ lực và cố gắng không ngừng của tất cả các đơn vị và chính quyền các cấp, dự án SCBV đã đạt được những kết quả quan trọng: hơn 34.000 người có thu nhập bền vững; 125 nhóm sản xuất được tổ chức tốt hơn; 63 doanh nghiệp cải thiện sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị gia tăng và có chính sách kinh doanh toàn diện; hơn 4.000 việc làm mới được tạo ra; góp phần tăng xuất khẩu nghêu của Việt Nam; đóng góp xây dựng chính sách quốc gia và định hướng phát triển vùng nghêu cấp tỉnh. Đặc biệt, SCBV đã góp phần đẩy mạnh xuất khẩu nghêu của Việt Nam sang Châu Âu, tăng 38-40%.  Năm 2022, xuất khẩu nhuyễn thể của Việt Nam mang về gần 150 triệu USD, trong đó riêng xuất khẩu nghêu (ngao) chiếm 70%, đạt 104,5 triệu USD. Đặc biệt, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang thị trường EU tăng mạnh 37%, đạt 87 triệu USD, chủ yếu do xuất khẩu nghêu Việt sang EU tăng 42%, đạt 78 triệu USD. Nghêu trở thành loài thủy sản có giá trị xuất khẩu lớn thứ 4 sang thị trường EU.
a_103230.jpg
nik_6489.jpg

Mặc khác, trong quá trình triển khai dự án hỗ trợ nuôi nghêu theo chứng nhận bền vững ASC/MSC. Trung tâm ICAFIS và đội ngũ chuyên gia công nghệ thực phẩm đã mày mò nghiên cứu thành công “quy trình làm sạch nghêu ICAFIS” - hoạt động dựa trên đặc tính sinh học của loài nghêu; ngoài việc làm sạch còn cung cấp dưỡng chất và oxy tươi cho nghêu. Từ kết quả đó, các doanh nghiệp như: Hưng Trường Phát, Lenger Việt Nam và Công ty Beseaco đã quyết định ký kết, đồng hành với các hợp tác nuôi nghêu (tại Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu) với giá mua tăng thêm 10-15% so với giá nghêu không có chứng nhận ASC. Thành quả của 5 năm nỗ lực phấn đấu đã chứng minh: “Nghêu sạch Việt Nam” ngày càng khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Dự án: "Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu và tre tại Việt Nam đã chính thức khép lại sau 5 năm thực hiện, những kết quả của dự án đã thúc đẩy nhiều đổi thay tích cực. Với sự đồng lòng quyết tâm của các bên trong việc nối tiểp những thành quả đã đạt được, chúng ta tin tưởng vào một tương lai từ bền vững tới thịnh vượng.

a_103039.jpg

a_102926.jpg

Thay mặt dự án, Trung tâm ICAFIS xin gửi lời cảm ơn tới các đơn vị đối tác: Tổng cục thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thuỷ sản và bà con nghề nghêu tại tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh, các đơn vị doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu và các quý cơ quan, đơn vị đối tác khác đã đồng hành và hỗ trợ cùng chúng tôi trong suốt 5 năm qua.

Theo ICAFIS.

Share: 

Tin tức khác