HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THUỶ SẢN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí được các nhà nhập khẩu quốc tế đặt ra đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Đây được xem là yếu tố giúp tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong đó có ngành thủy sản.

Thủy sản là ngành đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, là 1 trong 5 ngành có doanh thu xuất khẩu lớn nhất cả nước. Với doanh thu xuất khẩu năm 2021đạt 8,9 tỉ USD, thị trường xuất khẩu tại 164 quốc gia, tạo công ăn việc làm cho khoảng 5 triệu lao động. Trong hơn 20 năm qua, nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những quốc gia sản xuất thủy sản lớn nhất trên thế giới.

z3351784115993_7f8cf3645a0c209384885c3933ea7455.jpg

Từ năm 2014 với nguồn tài trợ của Liên minh Châu Âu, Đại sứ quán Thuỵ Điển, OXFAM Việt Nam– và với sự đồng hành của Tổng cục thuỷ sản (D-FISH), Trung tâm ICAFIS đã triển khai chương trình “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị thuỷ sản” hỗ trợ trên 40 nhà máy/doanh nghiệp với mục đích nâng cao năng lực và nhận thức thực hành Trách nhiệm xã hội (CSR). Tuy nhiên với bối cảnh nền sản xuất với nguồn lao động có nhận thực chưa cao, trên 80% là lao động nữ và phần đa là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên quá trình thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân chính của hạn chế này là do quá trình tương tác giữa chủ doanh nghiệp và người lao động còn chưa thực sự hiệu quả, hệ thống xây dựng hiện tại của các doanh nghiệp chưa thể đưa ra những “phản ứng nhanh” và cách khắc phục kịp thời, những vấn đề “nhạy cảm” đối với lao động nữ chưa có được một kênh “khai báo” và xử lý kín kẽ - hợp lý. 

Từ thực tế triển khai, trong khuân khổ dự án “Tăng cường Bình đẳng giới và Đầu tư kinh doanh có trách nhiệm tại Đông Nam  (Graisea )” Trung tâm ICAFIS đã hình thành ý tưởng và hợp tác cùng Công ty Cổ phần Viễn Thông TbNet xây dựng “ỨNG DỤNG SỐ TRONG THỨC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ LAO ĐỘNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THUỶ SẢN” và được áp dụng vào doanh nghiệp từ năm 2019, đến này đã có 04 nhà máy chế biến thuỷ sản đang và chuẩn bị áp dụng và được tổ chức quốc tế đánh giá cho điểm cao trong thực hành.

*Lợi ích mang lại của hệ thống.

- Hỗ trợ doanh nghiệp quản trị lao động tốt hơn

- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất sản xuất 

- Xây dựng mối quan hệ bền chặt, giữ chân người lao động

- Hỗ trợ doanh nghiệp thực hành trách nhiệm xã hội về lao động theo một cách thức thông minh và hiệu quả nhất.

- Hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp trong áp dụng các chứng nhận trong nước và quốc tế.

                  a.3_0.jpg     38b8342eb10f45511c1e.jpg

* Chương trình hỗ trợ mở rộng

Trong khuân khổ dự án “Tăng cường Bình đẳng giới và Đầu tư kinh doanh có trách nhiệm tại Đông Nam Á- giai đoạn 2 (Graisea 2)” được tài trợ bởi Đại sứ quán Thuỵ Điển, triển khai bởi OXFAM tại Việt Nam, ICAFIS, VCCI, MCD – Dự án tiếp tục hỗ trợ áp dụng cho các doanh nghiệp thuỷ sản.

+ Doanh nghiệp tôm tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau: Được hỗ trợ 100% chi phí phần mềm áp dụng, chi phí đào tạo và chuyển giao hệ thống.

+ Doanh nghiệp thuỷ sản khác tại Việt Nam: Được hỗ trợ 30% chi phí phần mềm áp dụng, chi phí đào tạo và chuyển giao hệ thống.

* Trách nhiệm của doanh nghiệp

- Nộp đơn đăng ký và cam kết tham gia chương trình.

- Bố trí nhân sự phối hợp trong thiết lập hệ thống, đào tạo và chuyển giao hệ thống.

- Bố trí máy móc (phần cứng) máy tính bảng – thông minh để cài đặt hệ thống cho nhà máy.

- Trong trường hợp nếu phát sinh thêm theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ đóng góp thêm kinh phí nâng cấp, Ví dụ: Tích hợp hệ thống với hệ thống máy chấm công của nhà máy.

*Chi tiết về chương trình, vui lòng liên hệ

Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc ICAFIS

Điện thoại: 0985.024.307 – Email: lap.dinhxuan@icafis.vn

Trân trọng thông báo tới Quý doanh nghiệp thuỷ sản!

ICAFIS

Share: 

Tin tức khác