ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Tư vấn thực hiện tập huấn tại hiện trường “FARMER FIELD SCHOOL” về cải tiến kỹ thuật trong nuôi tôm
(Hoạt động 6.2.7)
1. GIỚI THIỆU
Nghề nuôi tôm tại Việt Nam cung cấp sinh kế cho hơn một triệu người và giúp cải thiện thu nhập cho hộ nuôi tôm quy mô nhỏ đang chiếm tới hơn 80% hộ nuôi tôm tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển bùng nổ của ngành nuôi tôm nước lợ đã tác động và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường và xã hội. Sự liên kết và mối liên hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm còn lỏng lẻo và không hiệu quả điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng sản phẩm, khả năng truy suất nguồn gốc từ đó làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam trên toàn cầu. Sự hạn chế trong tiếp cận với nguồn tài chính cũng là một rào cản cho những hộ nuôi tôm quy mô nhỏ mở rộng sản xuất, đạt được các tiêu chuẩn thủy sản quốc tế.
Dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững – công bằng tại Việt Nam – SusV” được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu trong khuôn khổ Chương trình SWITCH Asia (2016 – 2019), thực hiện bởi OXFAM Việt nam và Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), dự án tập trung chủ yếu vào 03 tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Mục tiêu tổng quát: Đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững và giảm nghèo tại Việt Nam thông qua việc giảm thiểu những tác động về xã hội và môi trường của hoạt động nuôi và chế biến tôm. Bốn mục tiêu của dự án có sự liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục đích là tạo ra những lợi ích mang tính bền vững cho người nuôi tôm, nhà máy chế biến vừa và nhỏ, cộng động địa phương cũng như người tiêu dùng.
Mục tiêu 1: Yêu cầu đánh giá tác động có sự tham gia (P_SIA) và đánh giá tác động môi trường – đa dạng sinh học (BEIA) của tiêu chuẩn ASC sẽ được áp dụng cho người nuôi tôm và những tiêu chuẩn về trách nghiệm xã hội (CSR) sẽ được thực hành với các nhà máy chế biên nhằm giảm thiểu những tác động xã hội và môi trường.
Mục tiêu số 2: Người nuôi tôm quy mô nhỏ và các nhà máy chế biên ở quy mô nhỏ và vừa có thể tiếp cận với các nguồn tài chính để cải thiện sản xuất.
Mục tiêu số 3: Người nuôi tôm quy mô nhỏ được trao quyền để có tiếng nói hơn trong việc thương thảo với các đối tác khác trong chuỗi giá trị.
Mục tiêu số 4: Chính sách tín dụng của nhà nước cho người nuôi tôm sẽ được đẩy mạnh việc sử dụng các tiêu chuẩn về sản xuất bền vững cũng như được thiết kế để hỗ trợ sự phát triển của chuỗi giá trị tôm.
Nhằm nâng cao năng lực gắn với thực tế sản xuất của người nuôi, nâng cao vai trò của giảng viên cộng đồng và thúc đẩy các mô hình sản xuất tốt. Ban quản lý dự án SUSVtriển khai chương trình tập huấn gắn với sản xuất thực tế của người dân “Farmer Field School” qua đó tập huấn các kỹ thuật quy trình cơ bản và các quy trình kỹ thuật cao về khâu Chọn giống, Thả giống, Chăm sóc, Cho ăn và Quản lý môi trường, dịch bệnh trong suốt vụ nuôi cho người dân nuôi tôm vùng dự án 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Dựa trên các mục tiêu và định hướng của dự án. Ban quản lý dự án (OXFAM/ICAFIS) cần tuyển nhóm tư vấn cho hoạt động “Tập huấn tại hiện trường “FARMER FIELD SCHOOL” về kỹ thuật, quy trình và những cải tiến sản xuất trong nuôi tôm”
2. MỤC TIÊU TẬP HUẤN.
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là nâng cao năng lực gắn với thực tế sản xuất cho người nuôi tôm về kỹ thuật và quy trình nuôi hiệu quả và bền vững. Qua đó giúp họ xác định và phát triển phương hướng sản xuất hiệu quả phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của người nuôi tôm trong vùng dự án tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau hướng tới phát triển bền vững.
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:
- Tập huấn kỹ thuật, quy trình nuôi kết hợp với thực hành tại thực địa theo mô hình sản xuất hiệu quả cho người dân.
- Tập huấn kỹ thuật cải tiến áp dụng hiệu quả trong nuôi tôm hướng tới sản xuất bền vững.
- Hướng dẫn kỹ thuật thiết lập mô hình sản xuất.
- Lên kế hoạch và tổ chức các khóa tập huấn tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau theo kế hoạch thống nhất với Ban Quản lý dự án.
- Hỗ trợ giám sát, theo dõi đánh giá hiệu quả mô hình.
- Hướng dẫn và giải thích những vấn đề về kỹ thuật trong nuôi tôm.
3. PHẠM VI CÔNG VIỆC
Các chuyên gia nhóm tư vấn dự kiến thực hiện các công việc sau:
- Làm việc với các chuyên gia ICAFIS/OXFAM để lên kế hoạch tổ chức và khung bài giảng hợp lý.
- Nghiên cứu các các mô hình sản xuất thực tế có hiệu quả cao và bền vững về mặt môi trường, sinh thái để thiết kế nội dung/bài giảng phù hợp.
- Nghiên cứu các kỹ thuật, quy trình và kỹ năng thực hành phù hợp với điều thực tế nhằm áp dụng các kỹ thuật và cải tiến trong nuôi tôm.
- Thiết kế bài giảng sát với yêu cầu của mục tiêu đề ra về kỹ thuật cải tiến trong sản xuất và công nghệ trong nuôi tôm.
- Lên kế hoạch với 3 tỉnh dự án để tiến hành tập huấn theo kế hoạch thống nhất.
- Phối hợp với dự án và đối tác địa phương tại ba tỉnh tổ chức các tập huấn với các nội dung theo yêu cầu như trên nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo kế hoạch thống nhất.
- Báo cáo tiến độ thực hiện theo kế hoạch thống nhất.
- Báo cáo cuối cùng.
4. PHƯƠNG PHÁP
(1) Nghiên cứu tài liệu: Rà soát các báo cáo hiện tại, những tài liệu dự án, các tài liệu về kỹ thuật cải tiến và công nghệ trong nuôi tôm và các chính sách của chính phủ về chuỗi sản xuất tôm.
(2) Thực hiện:
- Nhóm tư vấn (Giảng viên) sẽ trình bày theo phương pháp trực quan để người tham gia (các hộ nuôi tôm) dễ tiếp cận, dễ nhớ.
- Nội dung, chương trình và tài liệu hướng dẫn được biên tập chi tiết để người tham gia có thể dễ dàng ứng dụng và tra cứu khi cần thiết.
- Giảng dậy gắn với thực hành, thực tế sản xuất và thiết lập mô hình điểm
- Tư vấn (Giảng viên) nắm thật kỹ các yêu cầu cũng như nội dung để trả lời và giải thích các câu hỏi liên quan trong khóa tập huấn.
- Tư vấn thực hiện hướng dẫn tập huấn thực hành tại thực địa và giải thích các câu hỏi trong lúc thực hành.
- Tư vấn sẽ làm việc với chuyên gia ICAFIS/OXFAM để thảo luận và thống nhất phương pháp, nội dung, khung hội thảo, địa điểm cũng như tài liệu tập huấn trước khi triển khai.
5. KẾT QUẢ ĐẦU RA
Các kết quả đầu ra mong đợi :
- 100% người tham gia các khóa tập huấn hiểu về các quy trình kỹ thuật trong nuôi tôm.
- 100% người tham gia các khóa tập huấn nắm được kỹ năng thực hành tại thực địa.
- 100% các câu hỏi/thắc mắc của người tham gia được giải đáp và giải thích.
- Mô hình thực địa cho kết quả tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương.
- Đội ngũ tập huấn viên địa phương được xây dựng một cách bài bản làm cơ sở cho nhân rộng và duy trì mô hình.
- Báo cáo cuối cùng về tập huấn này.
Tất cả các kết quả đầu ra theo yêu cầu phải được nộp cho ban quản lý dự án (OXFAM, ICAFIS) bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt trong các bản sao cứng và ở định dạng điện tử, ở dạng bản cứng hoàn chỉnh các file định dạng đầy đủ với tất cả các số liệu, bảng biểu và bản đồ bao gồm trong nội dung các văn bản.
6. KHUNG THỜI GIAN THỰC HIỆN
Khung thời gian cho hoạt động này dự kiến triển khai trong năm 2018 theo kế hoạch từng thời điểm và bắt đầu triển khai kể từ ngày ký kết hợp đồng. Nhóm tư vấn dự kiến thực hiện đến tháng 2 năm 2019. Các chuyên gia tư vấn có một lịch trình làm việc chi tiết với thời gian dự kiến sau:
- Kết quả lựa chọn nhà tư vấn trong vòng 15 ngày sau khi nộp hồ sơ tư vấn.
- Kế hoạch tổ chức tập huấn từ 20 tháng 6 đến ngày 20 tháng 2 năm 2019.
- Bản báo cáo cuối cùng mong đợi đến 28 tháng 2 năm 2019.
Bản báo cáo cuối cùng cùng các tài liệu minh chứng liên quan sẽ được bàn giao vào ngày 28 tháng 2 năm 2019.
7. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TƯ VẤN
Các chuyên gia tư vấn cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tư vấn có kiến thức chuyên môn và đạt chuẩn tiến sỹ trở lên một trong các lĩnh vực sau: Nuôi trồng thủy sản, dinh dưỡng, kinh tế xã hội, môi trường….
- Có kinh nghiệm ít nhất 05 năm thực hiện tập huấn/giảng dạy về ngành nuôi trồng thủy sản.
- Có kinh nghiệm và kỹ năng thực hiện các phương pháp nghiên cứu đánh giá, nhất là trong chuỗi sản xuất tôm tại Việt Nam và có khả năng nghe hiểu các ngôn ngữ địa phương.
- Có kinh nghiệm kỹ năng tập huấn thực hành tại thực địa tốt.
- Có kinh nghiệm lập kế hoạch, triển khai và báo cáo tiến độ thực hiện.
- Có kinh nghiệm trong tổ chức hội thảo/tập huấn.
- Có kinh nghiệm giảng dạy và khả năng truyền đạt đễ hiểu cho đối tượng là hộ nuôi tôm quy mô nhỏ.
- Có kinh nghiệm trong sản xuất, hướng dẫn mô hình thực tế là một lợi thế.
- Cam kết và đáp ứng theo yêu cầu đúng thời hạn.
- Kỹ năng soạn thảo tài liệu.
- Kỹ năng đọc, viết tiếng Anh và tiếng Việt tốt.
8. THỜI HẠN NỘP HỒ SƠ TƯ VẤN
Hồ sợ dự thầu tư vấn được viết bằng tiếng Anh qua email trước 17giờ 00, ngày 15 tháng 6 năm 2018 đến địa chỉ:
Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững – ICAFIS.
Người liên hệ: Đinh Xuân Lập – Phó Giám Đốc ICAFIS, Điều phối dự án SusV
E-mail: lap.dinhxuan@icafis.vn.
Điện thoại: 84-985.024.307
Hồ sơ dự thầu tư vấn bao gồm các mục sau:
- Giới thiệu về lý lịch tư vấn viên và kinh nghiệm liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu theo thời gian yêu cầu.
- Thời gian nghiên cứu cụ thể.
- Nhân sự thực hiện nghiên cứu (phân công nhiệm vụ, lý lịch tư vấn viên).
- Đề xuất chi phí tư vấn.
Ghi chú: Chỉ những ứng viên được chọn vào vòng phỏng vấn mới được liên hệ.