Từ ngày 9 đến 11 tháng 5 năm 2016, Trung Tâm Hợp Tác Quốc Tế Nuôi Trồng và Khai Thác Thủy Sản Bền Vững (ICAFIS) và Oxfam Việt Nam đã phối hợp với Sở NN và PTNT của các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng tổ chức hội thảo về kế hoạch triển khai dự án “phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững – công bằng tại Việt Nam”.
Hội thảo SUSV tại Cà Mau
Dự án được triển khai tại ba tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng trong thời gian 48 tháng với tổng kinh phí hơn 2,5 riệu Euro trong đó Liên Minh Châu Âu tài trợ 80%, Oxfam và ICAFIS đóng vai trò vừa là nhà đồng tài trợ vừa là đơn vị thực hiện dự án. Đối tượng hưởng lợi của Dự án là người nuôi tôm quy mô nhỏ, doanh nghiệp chế biến thủy sản, các tác nhân khác trong chuỗi tôm, chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương.
Hội thảo SUSV tại Bạc Liêu
Mục tiêu cụ thể 1: Tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) về Đánh giá tác động xã hội có sự tham gia (p-SIA) và Đánh giá tác động môi trường đa dạng sinh học (B-EIA) ) sẽ được thông qua bởi các nhà sản xuất nuôi trồng tôm và các tiêu chuẩn CSR tương ứng sẽ được thực hành bởi các nhà chế biến tôm, nhằm giảm thiểu tác động xã hội và môi trường của nuôi trồng/kinh doanh thủy sản.
Mục tiêu cụ thể 2: Người sản xuất / chế biến tôm quy mô nhỏ của Việt Nam có thể tiếp cận hiệu quả nguồn tài chính và cải thiện hiệu quả sản xuất.
Mục tiêu cụ thể 3: Người sản xuất tôm quy mô nhỏ được trao quyền để có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong đàm phán với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị.
Mục tiêu cụ thể 4: Chính sách tín dụng của Chính phủ hướng tới người sản xuất tôm và thủy sản sẽ quảng bá chương trình thúc đẩy Sản xuất và tiêu dùng bền vững và được thiết kế một cách hiệu quả để hỗ trợ sự phát triển của chuỗi giá trị tôm.
Hội thảo SUSV tại Sóc Trăng
Hội thảo đã thu hút đông đảo các bên tham gia như đại diện của 30 tổ hợp tác/hợp tác xã nuôi tôm tại 3 tỉnh, các công ty thủy sản như Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú, Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Việt Úc, Tập đoàn CP, Công ty Thăng Long, Công ty Thăng Long, Công ty Quốc Việt, Công ty Thiên Phú, Công ty Âu Vững, Công ty Út Xi, Công ty Vina Clean Food, Công ty Nam Miền Trung, Tập đoàn viễn thông Vietel… cũng như các cơ quan quản lý nhà nước như: UBND Các tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu Tư, Sở NN&PTNT, Chi cục thủy sản, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư, Chi cục quản lý chất lượng nông thủy sản, UBND các huyện, xã vùng dự án và các phòng ban liên quan.
Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Tập đoàn thủy sản Minh Phú chia sẻ tại Hội thảo
Tại hội thảo, sau khi đại diện Oxfam Việt Nam, ICAFIS đã trình bày về nội dung tổng quan về dự án, kế hoạch thực hiện dự án năm thứ nhất và lô trình các năm tiếp theo. Các bên tham gia đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, ý kiến đóng góp tâm huyết nhằm phát triển chuỗi giá trị tôm bền vững và công bằng hơn.
Đại biểu Hợp tác xã Nôi tôm chia sẻ tại Hội thảo SUSV
Nằm trong chương trình hợp tác giữa ICAFIS và tập đoàn Vietel, đại diện của Tập đoàn Vietel cũng đã giới thiệu tới các bên tham gia trang dịch vụ “Tôm Khỏe – Kênh thông tin thị trường ngành tôm”, là dịch vụ cung cấp những thông tin về giá cả, thị trường, kỹ thuật, cảnh báo dịch bệnh tôm và kết nối giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị tôm. Kênh thông tin sẽ được cung cấp cho người sản xuất tôm tại Việt Nam thông qua 03 hình thức i) qua website; ii) phân mềm trên điện thoại thông mình; iii) Tin nhắn SMS tới các đầu số đăng ký tham gia dịch vụ. Qua trao đổi, thảo luận hầu hệt đại biểu tham gia hội thảo tại 03 tỉnh đều đánh giá cao về sự hữu ích và tiện dụng của kênh thông tin mang lại. Cơ quan quản lý địa phương và người sản xuất tôm mong muốn dự án sẽ phổ biến chia sẻ rộng rãi đề nhiều người sản xuất tôm được tiếp cận và sự dụng.
Đại diện tập đoàn Viettel chia sẻ về Kênh thông tin thị trường ngành tôm - tomkhoe.vn
Kết thúc hội thảo tất cả các bên tham gia đều thể hiện cam kết cùng phối hợp chặt chẽ và thực hiện Dự Án thành công trong thời gian tới.
Vũ Thùy - ICAFIS