Diễn đàn tôm Việt 2020 : “Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển bền vững mô hình tôm-lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long

Sáng ngày 5/10, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Tổng Cục Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam tổ chức diễn đàn tôm Việt 2020 với chủ đề “Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển bền vững mô hình tôm lúa ở đồng bằng sông Cửu Long”. Tham gia diễn đàn, có ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu; ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản và hơn 400 diễn giả, đại biểu là các nhà khoa học tại các Viện, Trường trong cả nước và nông dân các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng.

UBND tỉnh Bạc Liêu và Tổng Cục Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam chủ trì diễn đàn

Tại diễn đàn, các biểu được nghe các diễn giả, đại biểu chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật và một số ứng dụng trong quá trình sản xuất tôm lúa hiện nay. Đặc biệt là hướng sản xuất tôm lúa thích ứng với biến đổi khí hậu và thân thiện với môi trường. Trong đó hướng đến các giải pháp phát triển mô hình tôm – lúa theo hướng sản xuất bền vững, hữu cơ “ lúa thơm-tôm sạch” tại vùng ĐBSCL; nâng cao trình độ kỹ thuật; liên kết chặt chẽ từ cung cấp đầu vào đến đầu ra của con tôm, của lúa – nhất là các giống lúa mới có chất lượng và giá bán cao như ST24, ST25. Đây là quy trình sản xuất khá nghiêm ngặt về tiêu chuẩn canh tác như: đảm bảo không sử dụng các hóa chất, thuốc BVTV mà chuyển sang sử dụng các sản phẩm sinh  shọc, sản xuất theo quy trình phía doanh nghiệp đưa ra. Bù lại sản phẩm làm ra sẽ có giá trị khá cao, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch trong nước và thế giới, mở ra hướng xuất khẩu với số lượng rất lớn mang lại lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và nông dân tại vùng tôm lúa ĐBSCL.

Bên cạnh đó, các đại biểu, khách mời cũng đã tích cực chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong canh tác tôm – lúa thành công, trao đổi thẳng thắn những khó khăn trong sản xuất, đặt ra nhiều câu hỏi tập trung vào các giải pháp phát triển mô hình tôm – lúa theo hướng hữu cơ, bền vững, các giải pháp xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị tôm – lúa và nâng cao chất lượng, sản lượng mô hình tôm – lúa. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chỉ ra nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất tôm lúa, tác động ngày càng gay gắt của thời tiết đối với mô hình tôm lúa.

Công ty TNHH khoa học Việt Đức giới thiệu sản phẩm vi sinh phục vụ cho phát triển mô hình sản xuất lúa-tôm tại Diễn đàn tôm việt 2020

Phát biểu tại diễn đàn, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Đây là điều kiện thuận lợi để Bạc Liêu có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm trong việc phát triển mô hình này.  Vì Vậy, những đóng góp, chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp góp phần cho thành công, tiến bộ chung của ngành nông nghiệp Việt Nam; tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Việc áp dụng những giải pháp sản xuất hiệu quả; áp dụng các giải pháp công nghệ nuôi tiên tiến, phù hợp để nâng cao năng suất, sản lượng tôm, lúa sẽ mở ra bước phát triển ổn định, bền vững và thân thiện môi trường của mô hình này, trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Ông Đinh Xuân Lập-Phó giám đốc Trung tâm hợp tác Quốc tế nuôi trồng thủy và khai thác thủy sản bền vững (ACAFIS)

Từ đầu thế kỷ 20, ĐBSCL được biết đến như “vựa lúa, tôm, cá” của Việt Nam, tạo sinh kế cho hàng triệu hộ gia đình nông thôn. Dọc các vùng ven biển, các hệ sinh thái đã được thay đổi cùng với hệ thống các cơ sở hạ tầng kiểm soát nguồn nước lợ và nước ngọt được xây dựng để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa (Kakonen 2008). Tuy nhiên, từ khi quá trình “Đổi Mới” bắt đầu vào năm 1986, một diện tích đáng kể đất trồng lúa dựa trên hệ sinh thái nông nghiệp đã được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản nước lợ. Với việc ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP, ngày 15/06/2000 của Chính phủ cho phép người  dân chuyển đổi diện tích ruộng lúa nhiễm mặn, diện tích đất hoang hóa và đất làm muối kém hiệu quả ở các vùng ven biển sang nuôi trồng thủy sản (NTTS).Cùng với quá trình BĐKH gia tăng, mô hình sản xuất tôm – lúa phát triển mạnh ở vùng ĐBSCL, năm 2000 diên tích tôm – lúa là 71.000ha, đến năm 2014 tăng lên 152.997ha chiếm 28% diện tích tôm nước lợ toàn vùng, sản lượng đạt 65.000 tấn, chiến 15% tổng sản lượng tôm nước lợ của vùng và 11% sản lượng tôm cả nước. Đến năm 2018 tổng diện tích nuôi tôm – lúa vùng ĐBSCL đạt 185.000ha chiếm 30,8% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn vùng với sản lượng 85.000 tấn, mang lại sinh kế cho hàng trăm nghìn người và đang tiếp tục được mở rộng diện tích. Trong đó nhiều nhất là Kiên Giang trên 83.400ha, Cà Mau 50.100ha và Bạc Liêu gần 33.750ha. Với quá trình phát triển dài, ngày càng mở rộng về quy mô cũng như diện tích. Tuy nhiên mô hình tôm -lúa tại ĐBSCL đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như:  quy mô nhỏ lẻ, manh múm; sản lượng thấp; chưa có nhiều biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình tôm – lúa; ngày càng bị ảnh hưởng bởi tác động của BĐKH, đặc biệt là xâm nhập mặn và biến động thời tiết; việc áp dụng các hệ thống chứng nhận bền vững, hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn do tập quan canh tác của người dân còn chưa được cải thiện…

Ngày 23/06/2020 vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 885/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 theo đó phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái gắn với nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phụ vụ tiêu dùng trong và ngoài nước.

Với hình thức canh tác một vụ tôm, một vụ lúa, mô hình tôm lúa được đánh giá là mô hình có tiềm năng lớn trong áp dụng hệ thống chứng nhận hữu cơ, sinh thái tạo giá trị cao cho cộng đồng.

Vì vậy, tại Diễn đàn tôm Việt 2020 ngành quản lý, các nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân sẽ tập trung phân tích và đề ra các giải pháp để mô hình lúa-tôm phát triển vững và góp phần thực hiện thắng lợi Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 do chính phủ ban hành.

Theo Lư Dũng- Báo vanhoadoanhnhavn.vn

 

Share: 

Tin tức khác