Diễn đàn Tôm Việt 2020" Mô hình sản xuất lúa – tôm theo hướng hữu cơ, bền vững và phát triển

Sáng ngày 5/10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Tổng Cục Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam đã tổ chức diễn đàn tôm Việt 2020 với chủ đề “Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển tôm – lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long hiệu quả, bền vững”.

Tham gia diễn đàn có Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản - Trần Đình Luân; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - Dương Thành Trung; Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng Lao động Võ Tòng Xuân; Hơn 400 diễn giả, đại biểu là các nhà khoa học tại các Viện, Trường trong cả nước và nông dân các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Long An.

Xây dựng mô hình lúa – tôm theo hướng hữu cơ, nâng cao chất lượng bền vững

Mô hình sản xuất lúa – tôm theo hướng hữu cơ, bền vững và phát triển

Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản - Trần Đình Luân phát biểu tại diễn đàn tôm Việt 2020.

Tại diễn đàn, các đại biểu được nghe các diễn giả chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật và một số ứng dụng trong quá trình sản xuất tôm lúa hiện nay. Đặc biệt, với hình thức canh tác một vụ tôm, một vụ lúa, mô hình tôm lúa được đánh giá là mô hình có tiềm năng lớn trong áp dụng hệ thống chứng nhận hữu cơ, sinh thái tạo giá trị cao cho cộng đồng. Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chia sẻ các quy trình kỹ thuật và định hướng phát triển cho mô hình tôm – lúa theo hướng sản xuất bền vững, hữu cơ “LÚA THƠM - TÔM SẠCH ” tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Mô hình sản xuất lúa – tôm theo hướng hữu cơ, bền vững và phát triển

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung, phát biểu tại diễn đàn tôm Việt 2020. Đồng thời, để Bạc Liêu có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm trong việc phát triển mô hình tôm – lúa.

Cùng với đó, các đại biểu, khách mời tích cực chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong canh tác tôm - lúa thành công, trao đổi thẳng thắn những khó khăn trong sản xuất, đặt ra nhiều câu hỏi tập trung vào các giải pháp phát triển mô hình tôm - lúa theo hướng hữu cơ, bền vững, các giải pháp xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị tôm - lúa và nâng cao chất lượng, sản lượng mô hình tôm – lúa. 

Anh hùng Lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua, chia sẻ về hướng liên kết phát triển, nhân rộng giống lúa ngon ST cho biết: "Gạo ST24 đã được rất nhiều địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ưu tiên lựa chọn cho những vùng chuyển đổi, không chỉ ở tính thích nghi cao, chất lượng thơm ngon, mà còn rất dễ đạt năng suất cao. Riêng Bạc Liêu, tôi sẽ tích cực hỗ trợ trong việc canh tác hai giống lúa ST24, ST25 để giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập.

Mô hình sản xuất lúa – tôm theo hướng hữu cơ, bền vững và phát triển

Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng Lao động  Võ Tòng Xuân - chia sẻ ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển tôm – lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tại diễn đàn tôm Việt 2020.

Tuy nhiên, mô hình tôm -lúa tại ĐBSCL đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như: quy mô nhỏ lẻ, manh mún; sản lượng thấp; chưa có nhiều biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình tôm - lúa; ngày càng bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là xâm nhập mặn và biến động thời tiết; chưa kiểm soát chặt chẽ vật tư đầu vào; chưa có nhiều liên kết tiêu thụ sản phẩm cho cả tôm và lúa; việc áp dụng các hệ thống chứng nhận bền vững, hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn do tập quán canh tác của người dân còn chưa được cải thiện…

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung khẳng định: Đây là điều kiện thuận lợi để Bạc Liêu có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm trong việc phát triển mô hình này. Vì Vậy, những đóng góp, chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp góp phần cho thành công, tiến bộ chung của ngành nông nghiệp Việt Nam; tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Việc áp dụng những giải pháp sản xuất hiệu quả; áp dụng các giải pháp công nghệ nuôi tiên tiến, phù hợp để nâng cao năng suất, sản lượng tôm, lúa sẽ mở ra bước phát triển ổn định, bền vững và thân thiện môi trường của mô hình này, trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân…

Mô hình sản xuất lúa – tôm theo hướng hữu cơ, bền vững và phát triển

Anh hùng Lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua - chia sẻ về hướng liên kết phát triển, nhân rộng giống lúa ngon ST24,ST25.

Đồng thời, tại diễn đàn các đại biểu sẽ tập trung tìm giải pháp định hướng xây dựng phát triển sản xuất tôm - lúa theo hướng hữu cơ, bền vững gắn với điều kiện tự nhiên, sinh thái và mô hình canh tác của vùng; Giải pháp xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị tôm – lúa; Các giải pháp nâng cao sản lượng mô hình tôm – lúa; Truy xuất nguồn gốc sản phẩm hướng đến chứng nhận hữu cơ và tập trung giới thiệu những mô hình nuôi có hiệu quả, chia sẻ của những chuyên gia, những người nuôi có kinh nghiệm thành công trong mô hình tôm – lúa. Đây là cơ hội để người dân nắm bắt những thông tin hữu ích trong phát triển bền vững mô hình tôm – lúa, qua đó, giúp người dân nâng cao hiệu quả trong sản xuất./.

Mô hình sản xuất tôm – lúa phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000 diện tích tôm – lúa là 71.000 ha, năm 2014 đạt hơn 176.600 ha. Đến năm 2020, diện tích nuôi tôm lúa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt hơn 211.900 ha, sản lượng ước đạt hơn 84.700 tấn. Trong đó, nhiều nhất là Kiên Giang trên 83. 400 ha, Cà Mau 50.100 ha và Bạc Liêu gần 33.750ha.

Trọng Nghĩa – Tăng Định- Báo baophapluat.vn

Share: 

Tin tức khác