Ấn phẩm ICAFIS

  • ICAFIS - Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội về môi trường điều không thể bỏ qua trong thủy sản
    Tác giả: ICAFIS
    Ngày xuất bản : 09/11/2015
    Mô tả ngắn :
    Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (CSR) hiện nay đang là một tiêu chí đánh giá quan trọng cho sự phát triên của Doanh nghiệp. Việc thực hành trách nhiệm xã hội đảm bảo cho sự phát triên bền vững bởi kết hợp hài hòa ba yếu tố môi trường – xã hội – kinh tế. Thủy sản làm một trong 5 ngành hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay. Trong những năm gần đây, sản lượng của ngành đã có những bước phát triển nhanh chóng, cả trong khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong giai đoạn từ 1985 đến 2008 sản lượng ngành thủy sản đã tăng gần 4 lần từ 1.16 triệu tấn lên 4.6 triệu tấn. Trong đó, khai thác hải sản tăng 2.4 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3.8%/năm; nuôi trồng thủy sản tăng lên gần 8.8 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10%/năm (Bộ NN&PTNT, 2009). Tính đến năm 2014 Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 6.3 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt mức kỷ lục 7.92 tỷ USD. Sản phẩm thủy sản hiện nay có mặt tại 164 quốc gia trên thế giới (TCTS, 2014). Phát triển kinh tế thủy sản đã thu hút lao động từ khoảng 800 nghìn người năm 1991 tăng lên 3.4 triệu người năm 2000 và đạt 4.7 triệu người năm 2014 (VINAFIS). Bên cạnh những thành quả đạt được, ngành thủy sản Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó môi trường luôn là thách thức lớn nhất đặt ra trong chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến uy tín và chất lượng thủy sản Việt Nam khi bán ra thị trường thế giới.
  • ICAFIS - Promoting integration of CSR among actors in supply chain of wild capture fishery in Vietnam
    Tác giả:
    Ngày xuất bản : 08/19/2015
    Mô tả ngắn :
    Eco-Labels for Capture Fisheries Eco-certification schemes for capture fisheries have existed for around 20 years, driven by the growing concern of the state of global fish stocks, increasing consumption of seafood and a perception that public mechanisms at the regional, national and international levels are failing in ensuring the sustainable management of marine resources (OECD, 2012). The intent of eco-certification schemes is to improve fisheries sustainability through market based incentives. Eco-labels provide a link between marketing and management and are playing an increasingly important role in fisheries sustainability. To be able to use an eco-label on capture fisheries products, the fishery wishing to use the eco-label must be assessed by a third party on sustainability standards developed by the eco-label organization. If the fishery is found to comply with the standards after a full assessment, then the fishery is certified and allowed to use the eco-label on its seafood products.
  • Doanh nghiệp và câu chuyện trách nhiệm xã hội
    Tác giả: ICAFIS
    Ngày xuất bản : 07/16/2015
    Mô tả ngắn :
    Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (CSR) là một vấn đề không hề mới nhưng vẫn giữ nguyên tính hấp dẫn đối với toàn xã hội. Đó là câu chuyện chung của toàn Thế giới và là câu chuyện của Việt Nam Hiện nay, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được coi như là cam kết của Doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh, minh bạch trong sản xuất và nâng cao thương hiệu. Thực hành trách nhiệm xã hội đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. Đó chính là việc cân bằng của ba yếu tố Kinh tế - Xã hội - Môi trường. ICAFIS - Corporate social responsibility in fisheries (CSR)
  • BỘ NGUYÊNTẮC THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM - BẢN 1 – VỚI KHỐI DOANH NGHIỆP
    Tác giả: Nhóm tư vấn và Ban điều hành dự án của ICAFIS
    Ngày xuất bản : 06/24/2015
    Mô tả ngắn :
    Bộ nguyên tắc được xây dựng trong khuân khổ dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản tại Việt Nam” với sự hỗ trợ của tổ chức OXFAM Bộ nguyên tắc thực hành trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng thủy sản được thiết kế thành một công cụ có khả năng cải thiện hoạt động xã hội và môi trường của ngành thủy sản. Bộ công cụ sẽ phù hợp với hệ thống chứng nhận thủy sản bền vững toàn cầu và có thể được công nhận ở các thị trường xuất khẩu chính/hoặc có thể được các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế quan tâm sử dụng làm một công cụ cải thiện ngành thủy sản. Mục địch đích của các điều khoản ban hành trong bộ nguyên tắc này không phải không phải là tạo ra một tiêu chuẩn hay một thang đo mà là để thúc đẩy các tác nhân trong chuỗi thủy sản áp dụng, thực hành, tạo ra một môi trường sản xuất, kinh doanh thân thiện, có trách nhiệm, biền vững, lâu dài. Hơn nữa Bộ nguyên tắc này là một công cụ thể hiện những bước cải thiện rõ ràng cho những mặt đang còn bỏ ngỏ của ngành; có khả năng kiểm định, dễ hiểu, có lộ trình hướng tới một nghề cá bền vững. ICAFIS - Corporate social responsibility in fisheries (CSR)
  • Báo cáo các chương trình thực hiện Trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác Thủy sản Việt Nam
    Tác giả: Nhóm tư vấn và Ban điều hành dự án của ICAFIS
    Ngày xuất bản : 06/17/2015
    Mô tả ngắn :
    Báo cáo này là sản phẩm của Dự án“Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam”do Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) tổ chức thực hiện, và được hỗ trợ bời OXFAM. Báo cáo này nhằm đánh giá tổng quan các chương trình, chứng nhận về trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam.Qua đó đưa ra các đề xuất kiến nghị thúc đẩy quá trình thực hiện tại, góp phần nâng cáo giá trị, hình ảnh, thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam. Báo cáo gồm những nội dung chính sau: I. Đặt vấn đề II. Các khung pháp lý liên quan III. Tình hình áp dụng tại Việt Nam IV. Đề xuất, kiến nghị cho chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam Báo cáo được xây dựng với sự tham gia của Ban điều hành dự án, OXFAM, các chuyên gia tư vấn và được hoàn thiện căn cứ vào ý kiến của các bên liên quan và chuyên gia trong ngành. Hi vọng cuốn báo cáo này sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách, doanh nghiệp, chủ tàu, công nhân, ngư dân, các nhà nghiên cứu, các cán bộ thủy sản, các bạn sinh viên và những người quan tâm. Trong quá trình biên soạn không thể không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong muốn những đóng góp tiếp theo của Qúy vị để báo cáo này ngày càng được hoàn thiện. Hà Nội, tháng 6 năm 2015 TS Lê Thanh Lựu Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) ICAFIS - Corporate social responsibility in fisheries (CSR)
  • BỘ NGUYÊNTẮC THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM - BẢN 1 – VỚI KHỐI TÀU CÁ
    Tác giả: Nhóm tư vấn và Ban điều hành dự án của ICAFIS
    Ngày xuất bản : 06/17/2015
    Mô tả ngắn :
    Bộ nguyên tắc được xây dựng trong khuân khổ dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản tại Việt Nam” với sự hỗ trợ của tổ chức OXFAM Bộ nguyên tắc thực hành trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng thủy sản được thiết kế thành một công cụ có khả năng cải thiện hoạt động xã hội và môi trường của ngành thủy sản. Bộ công cụ sẽ phù hợp với hệ thống chứng nhận thủy sản bền vững toàn cầu và có thể được công nhận ở các thị trường xuất khẩu chính/hoặc có thể được các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế quan tâm sử dụng làm một công cụ cải thiện ngành thủy sản. Mục địch đích của các điều khoản ban hành trong bộ nguyên tắc này không phải không phải là tạo ra một tiêu chuẩn hay một thang đo mà là để thúc đẩy các tác nhân trong chuỗi thủy sản áp dụng, thực hành, tạo ra một môi trường sản xuất, kinh doanh thân thiện, có trách nhiệm, biền vững, lâu dài. Hơn nữa Bộ nguyên tắc này là một công cụ thể hiện những bước cải thiện rõ ràng cho những mặt đang còn bỏ ngỏ của ngành; có khả năng kiểm định, dễ hiểu, có lộ trình hướng tới một nghề cá bền vững. ICAFIS - Corporate social responsibility in fisheries (CSR)
  • Sự cần thiết phải thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong thủy sản
    Tác giả: ICAFIS
    Ngày xuất bản : 06/02/2015
    Mô tả ngắn :
    Từ cách đây hơn 50 năm, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR) đã chính thức xuất hiện khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) năm 1953. Tuy nhiên từ đó đến nay thuật ngữ này được hiểu theo nhiều cách khác nhau và chưa đi đến sự thống nhất. Theo Ủy ban Châu Âu, Uỷ ban điều hành các về đề xã hội và nghề nghiệp: “CSR là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, phối hợp với người lao động, gia đình của họ, cộng đồng địa phương và xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống theo hướng có lợi cho việc kinh doanh cũng như sự phát triển chung.” Một cách hiểu khác , theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, CSR được hiểu như “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây trách nhiệm xã hội đã được áp dụng rộng rãi trong các ngành may mặc, giày da, cơ khí, xây dựng... Tuy nhiên, thủy sản là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, đem lại nhiều ngoại tệ, với nhiều loại hình lao động và lực lượng lao động tham gia ước khoảng 5 triệu lao động nhưng việc thực hiện trách nhiệm xã hội lại chưa được quan tâm nhiều và còn bỏ ngỏ ở nhiều mảng, đặc biết là mảng khai thác thủy sản. ICAFIS - Corporate social responsibility in fisheries (CSR)
  • Chi phí và lợi ích trong áp dụng ASC cá tra
    Tác giả: Dinh Xuan Lap
    Ngày xuất bản : 06/02/2015
    Mô tả ngắn :
    Mục đích của việc phân tích lợi ích chi phí là để so sánh lợi ích gắn liền với một chính sách hoặc đầu tư với chi phí thực hiện các chính sách hoặc đầu tư. Như đã thấy, sẽ là quan trọng cho các công ty cá tra nếu họ biết rằng tổng các lợi ích của việc đầu tư ASC là lớn hơn các chi phí bỏ ra thực hiện ASC, nhờ vậy sẽ thúc đẩy các nỗ lực đầu tư vào chứng nhận. Theo quan điểm rộng hơn, chi phí lợi ích trong việc cải thiện ASC được bao gồm cách trực tiếp và gián tiếp, như lợi ích xã hội và môi trường như vậy mà không phải là dễ dàng để lượng hóa được bằng tiền hoặc tính toán dễ dàng.
  • Encyclopaedia of Fisheries
    Tác giả: VINAFIS
    Ngày xuất bản : 06/02/2015
    Mô tả ngắn :
    Encyclopaedia of Fisheries present fields and activities related to the fisheries sector : fisheries environment, fisheries resources, fishing, aquaculture, preservation and processing and socio-economic issues relative to fisheries. For more information, please go to hoinghecavietnam.org.vn
  • XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI THỦY SẢN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HOẰNG CHÂU, HOẰNG HÓA, THANH HÓA
    Tác giả: Tưởng Phi Lai, Đinh Xuân Lập
    Ngày xuất bản : 05/26/2015
    Mô tả ngắn :
    Thanh Hóa là một tỉnh thuộc miền Trung của Việt Nam, nơi chịu nhiều ảnh hưởng của biến đối khí hậu, hàng năm gây thiệt hại hàng trăm tỷ động cho người dân. Phổ biến nhất là các ảnh hưởng của lũ lụt, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại và khô hạn….nông nghiệp là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nhất. Qua khảo sát của nhóm nghiên cứu tại Cồn Trường, xã Hoằng Châu, Hoằng Hóa, Thanh Hóa thiệt hại do biến đổi thời tiết gây ra đã làm giảm 75-80% sản lượng thu hoạch trong nuôi thủy sản. Bằng việc triển khai áp dụng thử nghiệm “mô hình nuôi thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu” trong khuân khổ Dự án“Xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu, và sử dụng hợp lý hệ sinh thái rừng ngập mặn hướng tới phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hoằng Châu, Hoằng Hoá, Thanh Hoá” được triển khai từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 7 năm 2012. Mô hình được thực hiện dựa các nghiên cứu về thời tiết khí hậu tại địa phương, đặc điểm sinh học của loài, tri thức bản địa qua qua đó lồng ghép kiến thức khoa học để đưa ra các giải pháp thích ứng. Mô hình đã được tổng kết và đánh giá thích với điều kiện thời tiết khí tại địa phương, bên cạnh đó cũng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất trong nuôi thủy sản.

Trang