ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Tuyển tư vấn “Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về cách tuân thủ MSC”
(Hoạt động 5.2.3)
1. Giới thiệu chung
Khai thác, sản xuất và chế biến nghêu là nguồn sinh kế quan trọng, góp phần cải thiện thu nhập và kinh tế cho hàng triệu nông hộ sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam. Bên cạnh những kết quả tích cực trong hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Song song, vẫn tồn tại nhiều thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành nghêu. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nghêu còn lỏng lẻo và thiếu hiệu quả, không đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Chính điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng, khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng nghêu của Việt Nam trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, đươc sự tài trợ của Liên Minh Châu ÂU (EU), tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng phối hợp triển khai dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu ở Việt Nam” tại 03 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh (2018-2020). Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện thu nhập cho người sản xuất cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hỗ trợ và thúc đẩy nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh theo tiêu chuẩn bền vững tại 3 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh, đồng thời thúc đẩy tiếp cận thị trường có kết nối theo chuỗi giá trị, môi trường - chính sách thuận lợi cho phát triển chuỗi giá trị nghêu, lồng ghép các nguyên tắc sản xuất bền vững theo hướng MSC.
Một trong những kết quả kỳ vọng của dự án là kết nối các bên liên quan và thúc đẩy các doanh nghiệp, người sản xuất quy mô nhỏ trong sản xuất nghêu cải thiện năng lực sản xuất để đạt chứng nhận MSC (hoặc FIP dựa trên MSC).
Qua kết quả đánh giá nghề nghêu tại các tổ nhóm, các hợp tác xã/ tổ nhóm nuôi nghêu tại 3 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh. Đồng thời, qua những kết quả tập huấn và hiện trạng vể MSC tại địa bàn dự án, cần có tài liệu cụ thể hướng dẫn kỹ thuật về cách tuân thủ MSC, để người dân tại tổ nhóm/HTX nuôi nghêu có thể dễ dàng nắm vững và thuận tiện trong quá trình thúc đẩy năng lực sản xuất để đạt chứng nhận MSC. Trên cơ sở đó, ban quản lý dự án “SCBV” cần tuyển tư vấn đề thực hiện hoạt động: “Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về cách tuân thủ MSC cho các HTX/ tổ nhóm trong chuỗi nghêu” tại 3 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh.
2. Mục tiêu :
Mục tiêu chung của hoạt động là các tổ nhóm/ HTX nuôi nghêu tại vùng dự án nắm vững và nâng cao các kiến thức về kỹ thuật MSC, qua đó thúc đẩy và cải thiện năng lực sản xuất để đáp ứng với các tiêu chí trong chứng nhận MSC.
Mục tiêu cụ thể của hoạt động:
- Sổ tay hướng dẫn thực hành sản xuất nghêu theo MSC được xây dựng và hoàn thiện.
- Sổ tay được ban hành và phổ biến tới cộng đồng và các bên liên quan
3. Phạm vi công việc
- Phạm vi: Hoạt động sản xuất nghêu theo MSC tại Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh
- Công việc: Tư vấn cần thực hiện một số công việc (nhưng không giới hạn) dưới đây:
- Nghiên cứu tài liệu của dự án, báo cáo đánh giá năng lực của các hợp tác xã/ tổ nhóm và các tài liệu liên quan đến hoạt động.
- Nghiên cứu các tài liệu chuyên mốn, kỹ thuật về sản xuất nghêu
- Nghiên cứu các tài liệu chuyên mốn về MSC và FIP
- Thảo luận làm việc với Ban quản lý dự án OXFAM/ICAFIS về phương pháp và cách thức triển khai hoạt động.
- Xây dựng, thiết kế tài liệu hướng dẫn về kỹ thuật tiêu chuẩn MSC có nội dung phù hợp với sản xuất nghêu tại ba tỉnh vùng dự án
- Tham vấn các chuyên gia về kết quả của sản phẩm tư vấn
- Hoàn thiện sổ tay bản cuối
4. Kết quả mong đợi
Các kết quả mong đợi của hoạt động:
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn về kỹ thuật cách tuân thủ tiêu chuẩn MSC trong sản xuất nuôi nghêu đảm bảo khoa học, ngôn ngữ dễ hiểu, dễ ghi nhớ, dễ sử dụng và phù hợp theo từng tỉnh của địa bàn dự án.
- 01 bộ tài liệu về hướng dẫn các kỹ thuật về cách tuân thủ tiêu chuẩn MSC trong sản xuất nghêu.
- Tất cả các kết quả đầu ra theo yêu cầu phải được nộp cho ban quản lý dự án (OXFAM, ICAFIS) ở định dạng điện tử, ở dạng bản cứng hoàn chỉnh.
5. Thời gian và địa điểm thực hiện
Khung thời gian cho hoạt động này dự kiến 06 tuần
Kết quả lựa chọn nhà tư vấn trong vòng 5 ngày sau khi hết hạn nộp hồ sơ tư vấn.
Bản tài liệu dự thảo sẽ được nộp trước ngày….?
Bản báo cáo cuối cùng với sự tư vấn từ các chuyên gia ICAFIS/OXFAM chậm nhất là 15/04/2019, Báo cáo cuối cùng sẽ được nộp trước ngày 30/4/2019
Địa bàn thực hiện: Địa bàn sẽ thảo luận qua phỏng vấn
6. Yêu cầu đối với tư vấn
Tư vấn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Tốt nghiệp một trong các lĩnh vực sau: Kinh tế nông nghiệp, kinh tế thủy sản, phát triển nông thôn, kinh tế phát triển thủy/hải sản,..
- Có kiến thức và kinh nghiệm về MSC, FIP/MSC (có các chứng chỉ liên quan là một lợi thế).
- Có kiến thức, kinh nghiệm về đồng quản lý, quản lý cộng đồng nghề cá
- Có hiểu biết, kinh nghiệm về chính sách nông nghiệp, chính sách phát triển HTX, THT và liên kết theo chuỗi giá trị nông sản.
- Có hiểu biết chuyên sâu hệ thống hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, thủy sản tại Việt Nam.
- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan về quản lý nghề các, quản lý dựa vào cộng đồng, MSC, FIP/MSC…
- Có kinh nghiệm trong xây dựng các tài liệu hướng dẫn hoặc sổ tay hướng dẫn cho cộng đồng.
- Cam kết và đáp ứng theo yêu cầu đúng thời hạn.
7. Thời hạn đối với tư vấn
Hồ sơ dự tuyển tư vấn (CV tiếng Anh, tiếng Việt) được gửi qua email trước 17h, ngày 25 tháng 02 năm 2019:
Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thuỷ sản Bền vững (ICAFIS)
Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
Người liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Nhung – Cán bộ ICAFIS
E-mail: nhung.nguyenhong@icafis.vn