ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Tư vấn cho hoạt động “ Đánh giá nguồn lợi, môi trường, xã hội và quản lý nguồn lợi nghêu cho 3 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh”
(Hoạt động 6.1.4.5)
1. Giới thiệu chung
Sản xuất và chế biến nghêu là nguồn sinh kế quan trọng, góp phần cải thiện thu nhập và kinh tế cho hàng triệu nông hộ sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam. Bên cạnh những kết quả tích cực trong hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu thì vẫn tồn tại nhiều thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành nghêu. Trong khi đó, các chuỗi thị trường lại nhiều tác nhân, phức tạp và bao gồm các tiêu chuẩn vệ sinh và xuất khẩu nghiêm ngặt. Do đó, các chuỗi giá trị không phát triển và mở ra những thị trường mới, mặc dù nhu cầu nghêu ở châu Âu và châu Á rất cao. Bên cạnh đó, hiện nay các bên liên quan trong chuỗi giá trị vẫn đang hoạt động riêng lẻ mà chưa có một mô hình quản trị chuỗi giá trị hiệu quả đảm bảo sự tham gia của tất cả các tác nhân trong chuỗi.
Chính vì lý do đó, dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu ở Việt Nam - SCBV” tại 03 tỉnh Bến Tre, TIền Giang, Trà Vinh ( 2018-2020) được sự tài trợ của Liên Minh Châu ÂU (EU), tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng phối hợp triển khai. Dự án được thiết kế dựa trên lý thuyết về sự thay đổi - lý thuyết này được chứng minh là hiệu quả trong các ngành nông nghiệp khác: Những người sản xuất quy mô nhỏ có thể cải thiện thu nhập từ nghêu, có được năng lực đàm phán và tiếp cận thị trường tiềm năng khi năng lực quản trị chuỗi của họ được cải thiện, đạt được chứng nhận, đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường và có kết nối với các công ty chế biến và thương mại.
Mục tiêu tổng thể của dự án là: góp phần giảm nghèo, cải thiện thu nhập cho người dân ở các vùng nông thôn của Việt Nam thông qua phát triển chuỗi giá trị bền vững và toàn diện. Các sản phẩm nghêu ở Việt Nam ngày càng thu hút được nhu cầu cao trên thị trường nội địa, khu vực và thế giới. Hiện nay, có khoảng 1,5 triệu người sản xuất quy mô nhỏ ở Việt Nam sống bằng thu nhập từ nghêu nhưng thu nhập vẫn còn thấp trong chuỗi giá trị và vẫn là những hộ nghèo/cận nghèo. Dự án sẽ góp phần cải thiện thu nhập của 10.000 người sản xuất quy mô nhỏ thuộc các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đồng thời tăng doanh thu cho 30 doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ trong chuỗi giá trị nghêu.
Một trong những mục tiêu quan trọng của quan trọng của dự án là hỗ trợ ba tỉnh vùng dự án trong hướng tới, đạt được và duy trì chứng nhận MSC cho nghêu. Để đạt được những tiêu chí của MSC thì việc lắm được hiện trạng về nguồn lợi, môi trường, xã hội và quản lý nguồn lợi có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong khuân khổ dự án, Ban quản lý Dự án “ SCBV ” cần tuyển tư vấn cho hoạt động “ Đánh giá nguồn lợi, môi trường, xã hội và quản lý nguồn lợi nghêu cho 3 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm đánh giá hiện trạng về nguồn lợi, tác động môi trường, xã hội và quản lý nguồn lợi trong hoạt động sản xuất ngành nghêu tại 3 tỉnh vùng dự án Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh.
Đề xuất phương hướng, hoạt động sát với thực tiển giúp phát triển ngành nghêu theo hướng bền vững dự trên tiêu chuẩn MSC trong vùng dự án.
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu:
- Đánh giá nguồn lợi nghêu (bao gồm loài thứ cấp và loài quý hiếm) tại 3 tỉnh dự án Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh.
- Đánh giá về tác động môi trường - xã hội, quản lý nguồn lợi nghêu (bao gồm loài thứ cấp và loài quý hiếm) trong vùng dự án.
- Phân tích xu hướng, diễn biến nguồn lợi nghêu (bao gồm loài thứ cấp và loài quý hiếm).
- Đề xuất phương hướng hoạt động phát triển ngành nghêu theo hướng bền vững theo tiêu chuẩn MSC.
3. Phạm vi công việc
- Phạm vi nghiên cứu: vùng sản xuất, khai thác nghêu tại ba tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh.
- Công việc:
Tư vấn cần thực hiện một số công việc dưới đây:
- Nghiên cứu tài liệu của dự án và các tài liệu, báo cáo, văn bản chính sách liên quan đến hoạt động.
- Nghiên cứu các tài liệu, nghiên cứu đã được thực hiện trong thời gian vừa qua.
- Nghiên cứu các tài liệu, dữ liệu theo dõi, giám sát, quan trắc về ngư trường và môi trường nghêu tại ba tỉnh trong khoảng thời gian 5-10 năm gần đầy (số liệu của Tổng cục thuỷ sản, Trung tâm quan trắc và các tỉnh…)
- Thảo luận làm việc với Ban quản lý dự án OXFAM/ICAFIS về phương pháp và cách thức triển khai hoạt động.
- Xây dựng, thiết kế chương trình và phương pháp khảo sát, thu mẫu, đánh giá phù hợp với mục tiêu của hoạt động.
- Thu mẫu, định lượng, phân tích và kháo sát và tham vấn thực địa theo phương pháp thống nhất với Ban quản lý dự án.
- Tổng hợp, xử lý số liệu.
- Hội thảo tham vấn cộng đồng; tham vấn chuyên gia…
- Viết báo cáo cuối cùng cho hoạt động.
- Bảo vệ báo cáo trước hội đồng thẩm định chuyên môn.
4. Kết quả mong đợi
Các kết quả mong đợi:
- Đề xuất phương pháp, chương trình và khảo sát thu mẫu sát với thực tế tại vùng nuôi nghêu tại 03 tỉnh dự án.
- Dữ liệu bao gồm chi tiết các bảng dữ liệu nghiên cứu, phân tích lượng mẫu và khảo sát.
- Dự thảo báo cáo.
- Báo cáo cuối cùng với các chi tiết ghi chú đáp ứng mục tiêu cụ thể đề ra.
Tất cả các kết quả đầu ra theo yêu cầu phải được nộp cho ban quản lý dự án (OXFAM, ICAFIS) bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt trong các bản sao cứng và ở định dạng điện tử, ở dạng bảng cứng hoàng chỉnh các file định dạng đầy đủ với tất cả các số liệu, bảng biểu và bản đồ bao gồm trong nội dung văn bản.
5. Thời gian và địa điểm thực hiện
Khung thời gian cho hoạt động này dự kiến trong 12 tuần, kể từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn dự kiến trong tháng 2 năm 2019 và thời gian để tư vấn này sẽ là 15 ngày. Các chuyên gia tư vấn có một lịch trình làm việc chi tiết với thời gian dự kiến sau:
- Kết quả lựa chọn nhà tư vấn trong vòng 7 ngày sau khi nộp hồ sơ tư vấn.
- Các hoạt động khảo sát thực địa và hội thảo tham vấn kết thúc trước tháng 3/2019.
- Bản dự thảo báo cáo mong đợi đến giữa tháng 04 năm 2019.
Bản báo cáo cuối cùng với sự tư vấn từ các chuyên gia ICAFIS/OXFAM và các chuyên gia tư vấn khác vào cuối 05 năm 2019.
Địa bàn dự kiến triển khai nghiên cứu mô hình: 03 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh.
5. Yêu cầu đối với tư vấn:
Tư vấn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Có kiến thức chuyên môn/ bằng cấp thuộc một trong các lĩnh vực sau: Nuôi trồng thủy sản, Quản lý nguồn lợi và khai thác thủy sản, chuyên môn liên quan đến nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt chuyên môn sâu về sản xuất nghêu…;
- Chuyên gia tư vấn có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thực hiện các công việc liên quan (khảo sát, nghiên cứu, thu mẫu, phân tích dữ liệu…);
- Nhóm cán bộ hỗ trợ khảo sát, điều tra có ít nhầt 3 năm kinh nghiệm thực hiện các công việc liên quan (khảo sát, nghiên cứu, thu mẫu, phân tích dữ liệu…);
- Có kinh nghiệm và kỹ năng thực hiện các phương pháp nghiên cứu đánh giá, nhất là trong ngành công nghiệp sản xuất nghêu tại Việt Nam và có khả năng thực hiện và phối hợp triển khai nghiên cứu mô hình tại thực địa;
- Có khả năng trình bày, thúc đẩy thảo luận, tài liệu hóa;
- Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả;
- Cam kết và đáp ứng theo yêu cầu đúng thời hạn.
- Có khả năng viết tiếng anh, tiếng Việt thành thạo.
- 7. Thời hạn đối với tư vấn:
Hồ sơ dự tuyển tư vấn bao gồm đề xuất tài chính và kỹ thuật bằng tiếng Anh, tiếng Việt được gửi qua email trước 17h, ngày 20 tháng 02 năm 2019 và gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ:
Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thuỷ sản Bền vững (ICAFIS)
Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
Người liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Nhung
E-mail: nhung.nguyenhong@icafis.vn
ICAFIS