Hợp tác xã tôm trên con đường xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu thường là câu chuyện của các công ty, doanh nghiệp hay ngành hàng. Việc xây dựng thương hiệu đối với hợp tác xã dường như là một câu chuyện còn khá mới mẻ. Thế nhưng các hợp tác xã tôm tại ĐBSCL lại xây dựng câu chuyện lớn lao đó trên một ước vọng rất đơn giản “mang con tôm sạch cho cộng đồng người Việt”.

Con tôm một sản phẩm kỳ tích của ngành nông nghiệp Việt Nam, sản phẩm giúp xóa đói, giảm nghèo, mang lại việc làm cho 1,35 triệu người vùng nông thôn. Con tôm một sản phẩm đã đi tới được 164 thị trường, sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao 3,85 tỷ USD năm 2017, sản phẩm đó đã được nuôi từ những năm 1970 và thực sự phát triển mạnh mẽ từ năm 2001 khi con tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam. Trên 20 năm phát triển vừa qua con tôm duy trì một mức tăng trưởng ổn định trên 6,82% nhưng con tôm cũng nhiều lần rơi vào cảnh “BÃO GIÁ” những tháng giữa và đầu năm 2018 vừa qua là một ví dụ điển hình. Con tôm cũng mang trên mình những hình ảnh chưa thật sự đẹp như tôm bơm tạp chất, tôm nhiễm kháng sinh…vậy câu chuyện “THƯƠNG HIỆU” cũng nhiều lần được ngành thủy sản Việt Nam thảo luận cho con tôm.

* Câu chuyên THƯƠNG HIỆU

Thương hiệu hiểu theo một nghĩa đơn giản là sự nhận diện về sản phẩm trong lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên, có được sự nhận diện đó “không hề dễ” bởi sản phẩm muốn có sự nhận diện nó phải mang trên mình những giá trị: i) Niềm tin; ii) Tạo cảm hứng; iii) Chia sẻ cộng đồng; vi) Khác biệt , và để làm được việc đó nhiều công ty, tập đoàn mất hàng trăm năm mới xây dựng được và cũng có những tập đoàn đánh mất nó trong một ngày. Vậy nên, việc xây dựng thương hiệu là một quá trình và cần có kế hoạch, chiến lược, định hướng.

Thế nhưng có được thương hiệu cũng đồng nghĩa có được “chỗ đứng” có thêm nhiều giá trị, Cocacola là một câu chuyện điển hình, ngày nay nhắc tới cocacola có lẽ không mấy ai là không biết, từ người trẻ đến người già, từ quốc gia kém phát triển hay quốc gia phát triển “ai ai cũng biết đến cocacola”. Nhưng cũng ít tai biết đến cocacola ở giai đoạn đầu thành lập năm 1986 chỉ bán được 9 chai/năm nhưng đến năm 2010 đã bán được 1,600,000,000 chai/năm với tổng doanh thu 70,452,000.000 USD một con số lớn hơn GDP của nhiều quốc gia. Thành quả đó có được là do đâu, đơn giản chỉ là xây dựng một sản phẩm chất lượng, có thương hiệu.

Xin được quay lại với câu chuyện thương hiệu của hợp tác xã tôm, vậy động lực nào mà trong khi các ban ngành đang bàn đến xây dựng thương hiệu cho con tôm mà các hợp tác xã lại mạnh dạn đi xây dựng thương hiệu cho con tôm. Tại Vietnam Aquaculture 2017 ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc ICAFIS chia sẻ: Mọi câu chuyện thương hiệu đều bắt đầu tư một dấu chấm và dấu chấm đó dần lan tỏa thành nhiều dấu chấm và tạo lên giá trị của thương hiệu. Viên gạch đầu tiên của xây dựng thương hiệu nên bắt đầu từ nơi sản phẩm được sinh ra, cộng đồng tại nơi sản phẩm sinh ra có cái nhìn tốt, có nhận diện tốt đối với sản phẩm thì sản phẩm mới có thể nở hoa và tạo thành quả thương hiệu.

Cũng từ những điều bình dị ông Nguyễn Văn Lâm – Chủ tịch HTX Cái Bát, huyện Cái Nước, Cà Mau chia sẻ: Thông qua dự án chuỗi tôm "SusV" mình được đi nhiều nơi, đến các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và mình thấy người dân tại đây đang phải mua sản phẩm tôm chất lượng chưa tốt với giá khá cao. Là một người nuôi tôm nhiều năm, sản phẩm tôm của HTX mình đã đạt được chứng nhận quốc tế ASC mình quyết tâm mang con tôm sạch, con tôm có thương hiệu đến với cộng đồng người Việt.

Và cũng từ những điều đơn giản đó ông Trần Thanh Triệu – Giám đốc HTX Thành Đạt, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu sau khi đi thăm quan HTX chè Mỹ Bằng – Tuyên Quang đã nhận diện: chè là một đặc sản quê hương và tôm, cua, cá cũng là những đặc sản quê hương. Nhắc đến chè thì ai ai cũng biết, nhưng khi được lên thăm quan ở vùng núi phía bắc nói đến tôm thì lại ít người biết. Và từ đó anh quyết tâm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm sinh thái quê mình với slogan “Nâng tầm đặc sản quê hương”.

* Dự án chuỗi tôm SusV và quá trình xây dựng THƯƠNG HIỆU cùng HTX tôm

Dự án “Phát Triển Chuỗi Giá Sản Xuất Tôm Bền Vững – Công Bằng tại Việt Nam” được tài trợ bởi EU và đang được thực hiện bởi ICAFIS và Oxfam tại Việt Nam, triển khai trên địa bàn ba tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau từ năm 2016 đến năm 2020 với mục tiêu và sứ mệnh cao cả là xây dựng một chuỗi giá trị tôm bền vững và công bằng. Mà ở đó sản phẩm tôm Việt Nam được nhận diện, có giá trị mang lại lợi ích và giá trị lâu bền cho doanh nghiệp và người nuôi tôm Việt Nam. Vậy lợi ích và giá trị lâu bền đó được tạo ra như thế nào ?

Với hoạt động nuôi: Bên cạnh việc thúc đẩy áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, mô hình nuôi tiên tiến sản xuất ra con tôm sạch, thân thiện với môi trường, xã hội nhằm giúp người nuôi sản xuất bền vững, giữ vững và cải thiện sinh kế. Dự án còn thúc đẩy việc thực hành, áp dụng các tiêu chuẩn các tiêu chuẩn sản xuất bền vững trong nước và quốc tế như VietGap, ASC, BAP…đến này trong vùng dự án đã có 03 HTX nuôi tôm đạt chứng nhận ASC, 07 HTX đạt chứng nhận VietGAP và 09 HTX/THT sẽ tiến tới đánh giá chứng nhận ASC trong năm 2018.

Hoạt động về chuỗi: Xây dựng chuỗi không những là một định hướng lớn của nhà nước và chính phủ trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Mà còn là một cơ hội để người sản xuất quy mô nhỏ được tham gia hôi nhập thị trường quốc tế. Trong hơn hai năm triển khai dự án vừa qua dự án cùng các đối tác đã thúc đẩy được 28 liên kết đầu ra sản phẩm, 74 liên kết đầu vào sản phấm giúp giảm giá thành đầu vào từ 10% - 30% (tùy sản phẩm) và tăng giá bán sản phẩm đầu ra từ 3% - 5% giá bán.

+ Về xúc tiến thị trường và sản phẩm: Dự án đã có nhiều hoạt động xây dựng hình ảnh thương hiệu khi dẫn nhiều đoàn mua hàng, khách nước ngoài tới thăm các THT/HTX, mời công ty tham gia liên kết tham dự hội chợ tại nước ngoài cũng như trong nước. Bên cạnh đó, dự án cũng thúc đẩy các THT/HTX xây dựng nhận diện thương hiệu riêng, tới nay đã có 2 HTX đăng ký logo riêng cũng như phát triển các sản phẩm giá trị tăng thêm hướng tới thị trường nội địa như chà bông tôm (ruốc tôm), tôm khô, phồng tôm, tôm đông lạnh size lớn, cua…. Các sản phẩm này bước đầu đã nhận được sự tín nhiệm của người tiêu dùng và mang giúp các HTX có thêm thu nhập. Hiện nay, sản phẩm tôm của các HTX đã bài bán tại các cửa hàng sạch và siêu thị tại Tp. HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bắc Ninh và đã mở rộng bán lẻ trên nhiều vùng của cả nước...

Chi Thu Hương , một người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội được tiếp cận sản phẩm tôm sạch do HTX Thành Đạt mang tới trong Hội chợ cá tra và các sản phẩm thủy sản Việt Nam năm 2017 chia sẻ: Đây là lần đầu tiên trong đời tôi được ăn tôm sinh thái, sản phẩm được mua tận gốc, không lẫn tạp chất, hoàn toàn thiên nhiên nên mùi vị rất thơm, ngon. Tôi hy vọng có thêm nhiều địa điểm bán hàng nữa như thế này để người tiêu dùng chúng tôi được thưởng thức sản phẩm ngon, đảm bảo chất lượng.

Tuy Các THT/HTX nuôi tôm với những kết quả đáng khích lệ trên vẫn còn ở chặng đầu tiên trên con đường xây dựng thương hiệu còn dài phía trước. Nhưng đây chắc chắn là những bước đi đúng hướng. Xin được chúc cho bà con, các Hợp tác xã ngày càng phát triển , sản phẩm tôm Việt có được một thương hiệu vững mạnh.

Vũ Thùy – ICAFIS

Share: 

Tin tức khác