Liên kết tôm thời bão giá

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm Việt Nam luôn là chủ đề nóng và được bàn luận tại nhiều hội thảo, hội nghị cũng như đề tài nghiên cứu. Thức tế đã chứng minh, một sản phẩm muốn có được năng lực cạnh tranh tốt phải hội đủ các yếu tố: i) Chất lượng tốt, đảm bảo, an toàn; ii) Giá cả cạnh tranh; iii) Có những giá trị khác biệt…

 

Tôm là sản phẩm được chính phủ xác định là sản phẩm chiến lược quốc gia. Sự phát triển mạnh của nghề nuôi tôm nước lợ trong thời gian qua góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tạo nhiều công ăn việc làm cho trên 1,35 triệu người dân địa phương, đặc biệt là các vùng nông thôn ven biển (TCTS, 2015). Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tôm nước lợ cả nước năm 2017 đạt 3.85 tỷ USD, tăng gần 5 lần so với năm 2000 (khoảng 664 triệu USD), trong đó ĐBSCL chiếm trên 90% tổng giá trị KNXK (VASEP, 2017).

Ngành tôm có quá trình tăng trưởng và phát triển được đánh giá là mạnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngành tôm vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, đặc biệt là vấn đề “THỊ TRƯỜNG”. Ngành tôm thế giới trong những năm qua có nhiều biến động và dần bước vào cuộc cạnh tranh quyết liệt, khi nhiều nước Châu Á tập trung nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Theo dõi diễn biến thị trường trong những năm gần đây thì sự biến động diễn ra rất mạnh. Năm 2013 và 2014 được đánh giá là năm có sự tăng mạnh của ngành tôm, giá trị xuất khẩu trong năm 2010 là 2.107 triệu USD đã tăng vọt lên 3.953 triệu USD vào năm 2014. Tuy nhiên sang năm 2015, xuất khẩu tôm không  chỉ giảm còn 1.023 triệu USD, mà thị trường còn bị thu hẹp tới hơn 1/3 (tôm Việt Nam được xuất khẩu sang 92 thị trường, giảm so với 150 thị trường trong năm 2014. Xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đồng loạt giảm mạnh: Mỹ giảm 35,4%, EU giảm18%, Nhật Bản giảm 22,8%, Trung Quốc giảm 17%…) (VASEP, 2015). Những tháng gần đây do ảnh hưởng của thị trường tôm thế giới giá tôm nguyên liệu tại Việt Nam “GIẢM MẠNH” và có thể nói là “ CHẠM ĐÁY”.

Làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ “BÃO GIÁ” luôn là câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và người nuôi tôm.

+ Chất lượng tốt, đảm bảo, an toàn: Câu chuyện tôm nhiễm kháng sinh, tôm bơm tạp chất, hay mô hình nuôi chưa thực sự bền vững với môi trường…là câu chuyện không hề mới với cộng đồng người tiêu dùng trong và ngoài nước. Chủ đề này đã được chính phủ luật hóa đưa vào các quy định và tiêu chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó là nhiều hệ thống chứng nhận nuôi bền vững được cộng đồng người tiêu dùng thế giới ưa chuộng như ASC, BAP, GLOBALGAP….Như vậy để có được điều này thì phải tăng cường thực thi luật, áp dụng mang tính hệ thống, giám sát chặt chẽ, có truy xuất nguồn gốc…song song là nâng cao năng lực, nhận thức, thói quen trong thực hành tốt của người nuôi.

+ Giá cả cạnh tranh: Đây được xem là một thách thức lớn bởi theo nghiên cứu, tổng hợp của ICAFIS giá tôm Việt Nam trong gần 20 năm vừa qua luôn cao hơn giá tôm của các nước bạn Ấn Độ, In Đô, Thái Lan từ 10% đến 20%. Sở dĩ có điều này là do giá thành sản phẩm đầu vào trong nuôi tôm của chúng ta còn cao, đặc biệt là giá thức ăn. Giá sản phẩm phải qua quá nhiều khâu, tỷ lệ triết khấu cao, hình thức mua chịu là chủ yếu vì vậy đơn vị/công ty cung ứng đầu vào phải để “cơ cấu giá cao” đảm bảo cho những rủi ro về thị trường. Vậy làm gì để giám giá? nhiều chuyên gia kinh tế và thủy sản cũng như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng con đường giảm giá đầu vào trong nuôi tôm có thể thực hiện bằng:

+ Liên kết cung ứng đầu vào theo chuỗi để giảm giá thành, đảm bảo chất lượng, gắn kết trách nhiệm và có truy xuất.

+ Cung ứng nguồn vốn thông qua chuỗi để các bên có đủ năng lực thực hiện và giữ vững liên kết, khi năng lực tài chính được đảm bảo thì các rủi ro về thị trường sẽ được đẩy lùi và giao dịch thông qua ngân hàng sẽ là kênh để đảm bảo “lòng tin” cho các bên khi tham gia vào chuỗi.

+ Có những giá trị khác biệt: Giá trị khác biệt được xác định ở đây là sản phẩm mà “mình có người khác không có”  hoặc “lượng có không nhiều trên thị trường”. Đối với sản phẩm tôm thì đó là các dòng sản phẩm tôm giá trị gia tăng với kỹ thuật chế biến cao, nguyên liệu đầu vào yêu cầu chặt chẽ. HAY sản phẩm tôm có chứng nhận quốc tế đặc biệt là các chứng nhận hữu cơ, sinh thái, bền vững.

Kết quả của một quá trình:

Dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất Tôm Bền vững - Công bằng tại Việt Nam (SusV)” do Liên Minh Châu Âu tài trợ, được triển khai bởi OXFAM tại Việt Nam và Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), đối tác phối hợp Sở NN&PTNT các tỉnh  vùng dự án Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, WWF Việt Nam, thời gian triển khai từ năm 2016 đến năm 2020. Với mục tiêu hướng đến là phát triển bền vững ngành tôm Việt Nam, thời gian vừa qua dự án SusV đã cùng các đối tác đã có nhiều biện pháp thúc đẩy đa bên và với nhiều cách tiếp cận. Tiếp cận dựa trên thị trường là một trong những hướng chính mà dự án đã, đang và sẽ tiếp tục thúc đẩy.

Liên kết để sản xuất ra sản phẩm tôm sạch đã được Công ty cổ phần Tôm Miền Nam (SVS) và Hợp tác xã Thành Đạt, tỉnh Bạc Liêu xây dựng và thực hiện từ tháng 12 năm 2016, thời gian vừa qua Công ty và HTX đã sản xuất được nhiều tấn tôm sạch cung ứng cho thị trường quốc tế. Tuy nhiên trước thời kỳ “BÃO GIÁ” ban lãnh đạo Công ty SVS và  HTX Thành Đạt xác định cần nâng cao “giá trị cạnh tranh” cho con tôm và tiến tới đạt được chứng nhận ASC.

Trên tinh thần đó, ngày 19 tháng 6 năm 2018 Ban quản lý dự án SusV đã phối hợp cùng Trung tâm khuyến nông tỉnh Bạc Liêu tổ chức “Lễ ký kết hợp tác xây dựng vùng nuôi đạt chứng nhận ASC giữa Công ty cổ phần Tôm Miền Nam (SVS) và Hợp tác xã Thành Đạt, tỉnh Bạc Liêu”. Sự kiện với sự tham gia của trên 40 đại biểu là đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm ICAFIS, WWF Việt Nam, Đại diện Công ty Tôm Miền Nam, Thành viên HTX Thành Đạt, Cơ quan truyền thông và các Cơ quan ban ngành địa phương.

Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc ICAFIS chia sẻ: giữ “sức khỏe” trong cạnh tranh luôn là yếu tố quan trọng của mỗi sản phẩm, ngành hàng. Với sản phẩm tôm thì điều đó lại càng trở nên quan trọng bởi trên 80% sản phẩm Việt Nam đến từ hộ nuôi quy mô nhỏ, nên “sức khỏe” này là sức khỏe của cả cộng đồng doanh nghiệp lẫn người nuôi tôm. Vậy nên muốn có “sức khỏe” chỉ có “liên kết” và muốn “khỏe dai, khỏe lâu” chỉ có “đa dạng hóa sản phẩm”. Việc ký kết giữa Công ty cổ phần Tôm Miền Nam (SVS) và Hợp tác xã Thành Đạt hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xây dựng và có được “sức khỏe, bền lâu”, xin chúc cho công ty, cho HTX Thành Đạt phát triển không ngừng, bền lâu và gắn kết.

Ông Huỳnh Quốc Khởi – Giám đốc Trung tâm Khuyến Ngư tỉnh Bạc Liêu chia sẻ: “ Tôm sản xuất thì rất khó khăn về dịch bệnh, giá cả vật tư đầu vào liên tục tăng, môi trường thời tiết càng ngày càng khó khăn, tôm có giá thì bà con cùng thả giống thả nhiều thì nguồn cung tăng dẫn đến giá giảm, nông dân sản xuất nhỏ lẻ manh mún nên tiếng nói không có trọng lượng,…muốn thành công trong liên kết chuỗi thì các bên nên bớt đi lợi ích cá nhân hòa vào lợi ích chung, các bên phải liên kết lại để có sản lượng lớn vừa đáp ứng nhu cầu công ty vừa giảm giá đầu vào….liên kết hợp tác là quá trình vận động lâu dài, muốn liên kết bền vững phải minh bạch rỏ ràng và niền tin vào nhau thì mới đi tới thành công”.

Ông Biện Việt Nhu – Chủ Tịch hội đồng quản trị công ty Tôm Miền Nam chia sẻ: “ Bản thân là người con của xứ sở Bạc Liêu nên rất tâm quyết và đồng hành cùng chia sẽ khó khăn cũng như lợi nhuận cùng bà con, tâm quyết phát triển chuỗi liên kết để giảm thiêu rũi ro, giảm chi phí sản xuất từ đó tăng lợi nhuận cho đôi bên, hướng đến chuỗi liên kết bền vững và xây dựng thương hiệu cho con tôm Việt Nam. Công ty cam kết thu mua đúng như hợp đồng và cùng chia sẽ rủi ro với người nuôi khi không đáp ứng được sản lượng cũng như rủi ro trong sản xuất…”.

Xuân Lập – ICAFIS

Share: 

Tin tức khác