Hợp tác công tư cá ngừ vằn Việt Nam- con đường cải thiện hình ảnh và nâng cao giá trị

Hợp tác công tư PPP (Public Private Partnership) là thỏa thuận hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển và cung cấp các dịch vụ công, theo đó một phần hoặc toàn bộ công việc sẽ được chuyển giao cho khu vực tư nhân thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước.

Việc bị EU phạt "thẻ vàng" khiến doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và ngư dân bị tổn thất, ảnh hưởng nặng nề. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới sản phẩm thủy sản xuất khẩu đi thị trường Châu Âu mà Chương trình giám sát thủy sản xuất khẩu của Mỹ áp dụng cho 13 loài (bào ngư, cá tuyết Đại Tây Dương, ghẹ xanh Đại tây Dương, cá hồng, hải sâm, các loài cá nhám, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và vây xanh...). Thời gian qua, Việt Nam đã tập trung triển khai một cách đồng bộ và quyết liệt các hành động theo 9 khuyến nghị của Ủy ban châu Âu, từng bước chủ động trong việc xây dựng nghề cá theo hướng phát triển bền vững, một nghề cá có trách nhiệm và tuân thủ các quy định quốc tế.

Cá ngừ là một trong 4 sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam bên cạnh tôm, các tra, nghêu, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đứng thứ 10 thế giới sau Thái Lan, Tây Ban Nha, Ecuador, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines…. Tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ năm 2016 ước đạt 510 triệu USD trong đó nhóm các sản phẩm từ cá ngừ vằn chiếm khoảng 44,2 % tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ. Chính vì vậy việc bị EU phạt "thẻ vàng" ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng doanh nghiệp và ngư dân sản xuất cá ngừ vằn. Tuy nhiên việc thúc đẩy nghề cá sản xuất theo hướng bền vững, có trách nhiệm không chỉ là công việc của Cơ quan quản lý nhà nước mà cần có sự tham gia, góp sức vào cuộc của đa bên trong nghề cá, trong đó vai trò của doanh nghiệp, khối tư nhân là rất quan trọng, là nhân tố đầu tàu để kéo chuỗi sản xuất có hiệu quả và bền vững.

Trên tinh thần đó nhằm cải thiện hình ảnh, nâng cao giá trị cho chuỗi cá ngừ vằn Việt Nam Ngày 16 tháng 5 năm 2018, tại Nha Trang, Khánh Hòa. Hiệp hội cá ngừ Việt Nam và Tổ chức OXFAM tại Việt Nam, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi rồng và Khai thác thủy sản bền vững - ICAFIS/VINAFIS tổ chức Hội thảo khởi động Chương trình cải thiện nghề khai thác cá ngừ vằn tại Việt Nam thông qua hợp tác công tư.

Tham dự Hội thảo có các đại diện đến từ Cơ quan quản lý nhà nước Tổng cục Thủy sản, các Chi cục Thủy sản các tỉnh ven biển, OXFAM tại Việt Nam, ICAFIS, trường Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Hải sản, Công ty CB&XK cá ngừ, ngư dân và các Cơ quan truyền thông đưa tin,…

Chủ tịch Hiệp hội cá ngừ Việt Nam (VINATUNA) ông Vũ Đình Đáp chủ trì Hội thảo và chia sẻ: Trong bối cảnh hiện nay, phát triển nghề cá bền vững là xu thế tất yếu góp phần bảo vệ nguồn lợi, hệ sinh thái và nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng ngư dân, mặt khác góp phần đảm bảo an ninh lương toàn cầu. Năm 2017, các bên liên quan đã thống nhất thực hiện triển khai Chương trình Cải thiện nghề khai thác cá ngừ vằn tại Việt Nam (FIP) dựa theo các tiêu chuẩn MSC và hướng tới đạt được chứng nhận MSC. Lộ trình được thực hiện 05 năm (từ năm 2018 – 2023).

Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc ICAFIS, chuyên gia đánh giá MSC tại Việt Nam chia sẻ: MSC là một chứng nhận quốc tế uy tín cho sản phẩm khai thác thủy sản, có thị trường tiêu thụ trên 100 quốc gia trên thế giới. Nhiều nghề cá trên thế giới khi đạt được chứng nhận MSC không chỉ có lợi thế về thị trường bán hàng mà còn góp phần xây dựng thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp, nghề cá. Trong bối cảnh hiện tại, khi cộng đồng thế giới đề cao việc sản xuất bền vững, có trách nhiệm thì hệ thống chứng nhận như MSC có thể coi là một thước đo tin tưởng cho quá trình thực hành của người dân và các bên liên quan. Đây cũng là chia khóa đảm bảo sự tham gia có trách nhiệm của các bên trong từng bức gỡ “thẻ vàng”.

Trên cơ sở nhận thức được bối cảnh hiện tại, nhu cầu thị trường và “VIỆC CẦN THIẾT PHẢI VÀO CUỘC” các bên tham gia trong hội thảo đã “THỐNG NHẤT CAO” việc xây dựng và thực hiện CHƯƠNG TRÌNH CẢI THIỆN NGHỀ KHAI THÁC CÁ NGỪ VẰN TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HỢP TÁC CÔNG TƯ.

Mục tiêu hướng tới: Xây dựng nghề cá hướng tới đạt chứng nhận MSC từ năm 2018 – 2023

Đối tượng: Đối tượng chính là cá ngừ vằn và các loài khai thác thứ cấp khác

Nghề khai thác: chọn nghề lưới Vây là nghề chính

Ngư trường: FAO 61 và FAO 71 thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Đơn vị chỉ đạo/định hướng: Tổng cục thủy sản

Đơn vị điều phối:VINATUNA + OXFAM Việt Nam, ICAFIS

Đơn vị phối hợp: D-FISH, Vinafis, WWF, DARDs, RIMF, NTU....

Thành viên: Doanh nghiệp CBXK cá ngừ vằn - FIP Members; Các tàu khai thác cá ngừ vằn.

Đối tác: Các nhà thu mua / nhập khẩu quốc tế - FIP Partners

Kinh phí dự kiến: 50.000 USD/năm (nguồn huy động từ đối tác hợp tác công tư).

Trên tinh thần thống nhất cao tại hội thảo:

+ Tổng cục thủy sản (D-FISH) chỉ đạo định hướng chung cho Chương trình.

+ VINATUNA được đề cử là đơn vị điều phối chương trình.

+ OXFAM tại Việt Nam hỗ trợ huy động nguồn lực và quan hệ quốc tế.

+ ICAFIS/VINAFIS hỗ trợ nâng cao nặng lực cho cộng đồng, doanh nghiệp trong áp dụng MSC và gắn kết theo chuỗi.

+ Các Viện, Trường sử dụng nguồn lực sẵn có đóng góp vào quá trình cải tiến nghề cá.

+ Chi cục thủy sản các tỉnh: Chỉ đạo công tác sản xuất của ngư dân gắn kết theo hướng sản xuất bền vững. Bên cạnh đó hỗ trợ, tham gia vào quá trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm, huy động nguồn lực của địa phương góp phần cải thiện nghề cá.

+ Các doanh nghiệp: Chủ  động, tích cực trong gắn kết theo chuỗi, cam kết đóng góp bằng nhân lực, vật lực vào chương trình (Dựa trên khung kế hoạch xây dựng từng năm).

+ Cộng đồng ngư dân: Từng bước cải thiện nghề cá, chấp hành các quy định sản xuất bền vững và các nội dung thực hành theo MSC.

Để bảm sát lộ trình và làm căn cứ cho các bên một thảo thuận hợp tác sẽ được Ban điều phối biên soạn để đại diện các bên tham gia PPP ký kết. Các doanh nghiệp tham gia vào chương trình cũng sẽ có đơn bày tỏ quan tâm và cam kết đóng góp nhân lực, vật lực cho chương trình.

Xuân Lập - ICAFIS

Share: 

Tin tức khác