Ngành tôm muốn bền vững cần làm liên kết chuỗi

Ngày 28 tháng 12 năm 201,7 Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau phối hợp cùng  dự án “Phát Triển Chuỗi Giá Trị Sản Xuất Tôm Bền Vững – Công Bằng Tại Việt Nam - SUSV” được tài trợ bởi EU và đồng thực hiện bởi ICAFIS và Oxfam Tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo “SƠ KẾT CHUỖI LIÊN KẾT GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG TÔM TỈNH CÀ MAU NĂM 2017” nhằm rà soát, đánh giá các liên kết trong năm 2017, đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả và tính bền vững cho ngành hàng tôm trong năm 2018.

Phát biểu tại Hội thảo ông Châu Công Bằng – PGĐ sở NN&PTNT Cà Mau đã nhấn mạnh “Nếu thiếu các liên kết đầu vào và đầu ra thì Ngành Hàng Tôm sẽ không bền vững” đủ để nói lên sự quan tâm của các cơ quan ban ngành tỉnh Cà Mau nói chung và  Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau nói riêng đến chuỗi liên kết trong sự phát triển của Ngành Hàng Tôm Cà Mau – là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước – được coi như thủ phủ của ngành tôm Việt Nam.

Chuỗi tôm tỉnh Cà Mau đã thu được nhiều thành tựu đáng kể.

Ông Đoàn Thanh Hiền – Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau báo cáo kết quả tại hội thảo:

+ Từ năm 2016 đến nay Sở đã phối hợp với dự án SusV và các Tổ chức phi chính phủ như ICAFIS, OXFAM, WWF, SNV, MCD…thúc đẩy được 61 hợp đồng liên kết đầu vào cho chuỗi giá trị ngành hàng tôm cho 15 HTX và 17 THT, gồm 800 hộ với tổng diện tích 1.323,3 ha.

+ Trong khuôn khổ dự án SusV đã thúc đẩy ký kết đầu ra theo hướng nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế (ASC/BAP) với các công ty CBTS Minh Cường, Quốc Việt, Thanh Đoàn. Tổng diện tích 675ha/552 hộ. Thông qua liên kết người nuôi được hỗ trợ, đầu tư kinh phí áp dụng, nâng cao năng lực và kỹ năng quản trị HTX, giá bán tăng và không bị ép giá thị trường…

+ Bên cạnh đó công tác thúc đẩy tài chính cho chuỗi cũng được đẩy mạnh vợi sự tham gia của các ngân hàng OCB, Kiên Long, BIDV, MARITIME…đến nay đã có 04 chuỗi liên kết tiếp cận được nguồn vốn, 49 hộ nuôi có được nguồn tài chính và vật tư đầu vào để đầu tư sản xuất của hộ gia đình.

Liên kết chuỗi cần thêm nhiều lỗ lực:

Ông Đinh Xuân Lập, ông Nguyễn Thế Diễn – Đại diện  ICAFIS chia sẻ tại hội thảo:

Từ năm 2016 đến nay chúng ta đã thúc đẩy được khá nhiều hợp đồng liên kết chuỗi trên địa bàn tỉnh Cà Mau (61 hợp đồng). Tuy nhiên chúng ta mới đạt về số lượng chứ chưa thực sự hoàn chỉnh về chất lượng i) Các chuỗi đã hình thành nhưng vẫn còn đơn lẻ chứ chưa kết thành một chuỗi hoàn chỉnh và cùng ngồi với nhau; ii) Vẫn còn tình trạng chưa tuân thủ chặt chẽ các cam kết đã ký kết trong chuỗi như công nợ quá hạn, thanh toán trễ ngày, công tác áp dụng chứng nhận của các HTX/THT còn lơ là…; iii) Liên kết đầu vào còn nhiều nên có quá trình sàng lọc để chọn ra những đơn vị cung ứng tốt, uy tín, có trách nhiệm; iv) Sự vào cuộc của chính quyền cấp cơ sở còn chưa cao; iv) Tiếp cận tài chính cho chuỗi đã có nhưng chưa được nhiều và cần mở rộng thêm…

Nhiều giải pháp được thảo luận và đưa ra.

Hội thảo đã thu được nhiều ý kiến đóng góp của các bên tham gia trong chuỗi: Doanh nghiệp đầu vào; Doanh nhiệp đầu ra; Đại diện HTX/THT; Ngân hàng; Tổ chức phi chính phủ…..qua đó các thuận lợi, khó khăn của chuỗi đã được thảo luận sâu, các nhóm giải pháp cũng được đưa ra:

- Chính quyền các cấp: Đóng vai trò tổ chức và điều phối giữa các thành phần; có kế hoạch cụ thể cho tiến trình liên kết; thúc đẩy việc xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể, CLB, nhóm sản xuất của nông dân; có chiến lược quy hoạch các vùng nguyên liệu có tiềm năng đáp ứng được nhu cầu của công ty/Doanh nghiệp; có chính sách hay huy động các nguồn vốn hỗ trợ cho nông dân và công ty trong sản xuất và tiêu thụ.

- Doanh nghiệp: Có chiến lược dài hạn, lấy chữ tín làm đầu và tạo ra nhiều cơ chế thu hút sự tham gia của các bên cũng như cần có cơ chế chia sẻ lợi ích kinh tế cho các bên tham gia; đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và hợp tác với nông dân để bảo đảm nguồn cung ứng bền vững; xây dựng khu vùng nuôi có chứng nhận quốc tế riêng của các công ty.

- Nhà khoa học: Nhà khoa học tham gia xây dựng quy trình sản xuất tiên tiến bảo đảm chất lượng như VietGAP, ASC, EU hay các tiêu chuẩn Organic và đào tạo nông dân thông qua dự án hay chương trình tư vấn giúp Doanh nghiệp/công ty cũng cần có những hợp đồng nghiên cứu hay chuyển giao công nghệ sản xuất tôm giống sạch bệnh như hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp thì mới phát huy hiệu quả và bền vững.

- Hộ nuôi tôm: Cần thay đổi tập quán sản xuất truyền thống và phải tuân thủ triệt để theo quy trình sản xuất đã được đưa ra bởi nhà khoa học hay ràng buộc của công ty; Nông dân cần năng động liên kết lại với nhau để thành lập các HTX, nhóm nông dân nuôi tôm để tăng khả năng cạnh tranh và thuận tiện khi tham gia liên kết cũng như tiếp nhận và thụ hưởng những chính sách từ nhà nước và tổ chức khác; Bên cạnh đó, nông dân cũng cần giữ chữ tín và tuân thủ hợp đồng đã ký kết với các doanh nghiệp, không tự ý phá vỡ khi giá cả biến động, như thế mối liên kết này mới thực sự đem lại hiệu quả thiết thực.

- Ngân hàng: Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông hỗ trợ các địa phương thiết lập cơ chế, xây dựng chính sách cho vay theo chuỗi giá trị nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ về cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông - lâm - thủy sản hướng đến xuất khẩu.

Kết thúc hội thảo đại diện các bên cam kết sẽ thường xuyên rà soát, điều chỉnh và thức hiện đúng các nội dung đã ký kết  nhằm từng bước thắt chặt và hoàn thiện chuỗi. Đại diện ngân hàng Phương Đông, Hàng Hải cũng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ cho chuỗi để bà con nuôi tôm có được nguồn vốn trong phát triển sản xuất.

Vũ Thùy – ICAFIS

Share: 

Tin tức khác