Dự án SusV tham quan học tập tại HTX Chè Mỹ Bằng, Tuyên Quang

Từ ngày 25 đến 27 tháng 9 năm 2017, Dự án SusV tổ chức chuyến thăm quan, học tập cho lãnh đạo các HTX nuôi tôm vùng ĐBSCL tại HTX chè Mỹ Bằng, Yên Sơn, Tuyên Quang.

Trước bối cảnh biến động giá chè nguyên liệu “được mùa mất giá, được giá mất mùa” và những cạnh tranh khốc liệt, không lành mạnh của thị trường chè vào năm 2012, các hộ trồng chè tại Mỹ Bằng, Yên Sơn, Tuyên Quang đã liên kết lại với nhau thành lập Hợp tác xã nông lâm nghiệp Mỹ Bằng với 52 thành viên, 50 ha với chức năng chính là trồng – chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè.

Để tạo ra giá trị khác biệt các thành viên HTX đã chọn sản phẩm chủ đạo là CHÈ BÁT TIÊN được trồng theo quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của HTX. Các công đoạn lựa chọn chè nguyên liệu và chế biến được HTX thực hiện kỹ càng và công phu đảm chất lượng ngon – đẹp mắt – đậm hương – được nước.

Những ngày đầu thành lập, việc tiếp cận thị trường của HTX gặp rất nhiều khó khăn do thông tin về sản phẩm trên thị trường, sản phẩm chưa được đẹp, bao bì, nhãn mác chưa chuyên nghiệp. Từ đó, Ban quản trị HTX đã họp và thống nhất xây dựng một nhãn hiệu, thương hiệu riêng cho sản phẩm chè bát tiên Mỹ Bằng. Từ khi có được nhãn hiệu, thương hiệu riêng công tác tiếp cận thị trường của HTX chè Mỹ Bằng được thuận lợi hơn. Hiện nay, sản phẩm của HTX đã xuất đi được rộng rãi các thị trường trong nước và nước ngoài như Nhật Bản, Pakistan…

Bên cạnh những thành công về công tác quản trị HTX; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; HTX còn làm tốt công tác báo cáo tài chính, báo cáo thuế và hoàn thuế trong sản xuất nông –lâm nghiệp.

Thông qua chuyến thăm quan học tập, các lãnh đạo HTX nuôi tôm đã học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý bàu về:

- Kiến thức, kỹ năng trong quản trị Hợp tác xã;

- Tìm kiếm và tiếp cận thị trường;

- Xây dựng và quảng bá hình ảnh;

- Công tác khai báo và báo cái tài chính của HTX;

- Huy động vốn thành viên và ổn định sản xuất.

Từ những học hỏi được từ chuyến thăm quan lãnh đạo một số HTX nuôi tôm đã mạnh dạn và quyết tâm thực hiện triển khai một số mô hình:

1) Mô hình huy động vốn Thành Viên: Sóc Trăng có  HTX Hưng Phú, HTX Thành Đạt, HTX Hòa Đê; Bạc Liêu có HTX 30/4, HTX Thành Đạt; Cà Mau – HTX Cái Bát.

2) Xây dựng và đăng ký nhãn hiệu tập thể cho HTX: Sóc Trăng – HTX Hưng Phú; Bạc Liêu – HTX Thành Đạt; Cà Mau – HTX Cái Bát.

3) Làm tốt hơn nữa công tác khai báo, báo cáo tài chính ở tất cả các HTX.

Để các mô hình được áp dụng sâu -  rộng và chuyên nghiệp trong các HTX, thời gian tiếp theo Ban quản lý dự án SusV sẽ tiếp tục triển khai các khóa tập huấn chuyên sâu và hướng dẫn trực tiếp cho các HTX/THT nuôi tôm vùng ĐBSCL.

Xuân Lập - ICAFIS

Share: 

Tin tức khác