Thí điểm mô hình cho vay theo chuỗi giá trị tôm tại Sóc trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

Đó là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo tham vấn “Chính sách tài chính khuyến khích phát triển chuỗi liên kết thủy sản trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do” vừa diễn ra tại Cần Thơ.
Hội thảo này là một hoạt động quan trọng của dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại Việt Nam (SusV)” do Liên minh Châu Âu tài trợ. Trong khuôn khổ dự án, Oxfam và ICAFIS phối hợp cùng Viện Nghiên cứu chính sách Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng và tiềm năng phát triển cho vay theo chuỗi giá trị tôm tại 03 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các gói giải pháp về mặt hành lang pháp lý, định chế tài chính, vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp và các bên liên quan bao gồm các viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và cơ quan quản lý địa phương nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị tôm bền vững, công bằng. Đồng thời, xây dựng bộ tiêu chí cho vay theo chuỗi giá trị tôm và tổ chức tham vấn để thống nhất ý kiến nhằm hiện thực hóa việc triển khai.  

Bên cạnh những kiến nghị bao gồm các giải pháp mang tính tổng thể và dài hạn, để đảm bảo tính thực tế, Oxfam và nhóm nghiên cứu đã đề xuất xây dựng thí điểm mô hình cho vay theo chuỗi giá trị cho chuỗi tôm tại các tỉnh Sóc trăng, Bạc Lêu và Cà Mau.

Bà Đỗ Thúy Hà, Quản lý chương trình, Oxfam tại Việt Nam chia sẻ: “Trong khuôn khổ các dự án phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, Oxfam đã và đang thực hiện hiệu quả các hoạt động hỗ trợ và kết nối đa phương, nhằm giải quyết hai thách thức chính cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam, là thiếu vốn và thiếu tính liên kết chuỗi. Oxfam thúc đẩy chính sách cho vay theo chuỗi giá trị chính là nhằm giải quyết cả hai thách thức này”.

Theo Kim Ngân, Báo Đầu tư

Share: 

Tin tức khác