Ngày 29.10.2024, Trung tâm ICAFIS đã tổ chức Hội thảo Tham vấn lấy ý kiến các chuyên gia về cho tài liệu hướng dẫn về áp dụng phương pháp đường cong chi phí biên (MACC) trong đánh giá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính của ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam” với sự tham gia và góp ý của các chuyên gia về lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản và Biến đổi khí hậu.
Đây là hoạt động nằm trong trong khuôn khổ WP1 – MITIGATE+ 2024, xây dựng các hướng dẫn áp dụng phương pháp MACC trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam để xác định các tiềm năng và ưu tiên giảm phát thải GHG trong nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa thực tiễn của tổ chức World Fish.
Chi phí giảm thiểu biên (MACC) là chi phí cần thiết để giảm thêm một đơn vị chất thải nói chung, một đơn vị phát thải GHG. Phương pháp tính toán MACC được tiến hành để đánh giá tiềm năng phát thải GHG trong khuôn khổ chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam
Là một trong 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất từ biến đổi khí hậu (BĐKH), với hơn 3200 km bờ biển, nhiều vùng đồng bằng và thành phố thấp, Việt Nam chịu tác động lớn của BĐKH (Ngân Hàng Thế Giới, 2022). Các tác động của biến đổi khí hậu - chủ yếu là nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng cao, và biến động lớn về mưa bão và hạn hán làm gián đoạn các hoạt động kinh tế và suy yếu tăng trưởng GDP của Việt Nam. Để góp phần làm giảm nhẹ tác động của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050.
Ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp khoảng 28-30% GDP cho ngành nông nghiệp. NTTS là ngành có tiềm năng đóng góp vào việc giảm phát thải khí nhà kính (KNK) khi cung cấp nguồn protein thay thế cho thịt gà, lợn, bò, là những ngành có lượng phát thải khí nhà kính lơn hơn nhiều so với NTTS.
Chính vì vậy, các giải pháp chính sách và thực tiễn giúp lựa chọn những ưu tiên nhằm hướng đến phát triển một hệ thống NTTS phát thải thấp, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở Việt Nam là một nhu cầu cần thiết.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã góp ý cho một số vấn đề của về tài liệu này. Đây được xem là một trong những tài liệu đầu tiên về lượng hoá chi phí biên trong ngành thuỷ sản (ngành nuôi tôm), đồng thời cũng thảo luận thêm về đối tượng tiếp cận và đơn vị ban hành để có thể sử dụng hiệu quả tài liệu này,góp phần đồng hành cùng Chính phủ, với mục tiêu đến năm 2050, tổng lượng phát thải khí nhà kính sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0. Lượng phát thải nông nghiệp sẽ giảm 63,1% và không vượt quá 56 triệu tấn CO2.
ICAFIS