ICAFIS_Hội thảo Xu hướng thị trường ngành thuỷ sản

Sau đại dịch Covid, ngành thuỷ sản Việt Nam bắt đầu phục hồi lại hoạt động sản xuất. Việc giữ vững các nhà mua hàng truyền thông đồng thời lôi kéo các nhà mua hàng mới để thúc đẩy sự lưu thông hàng hoá là vấn đề quan trọng, đẩy mạnh thế cạnh tranh trên thị trường để khôi phục sau thời gian bị "tắc nghẽn" do Covid. 

Với nhu cầu hiện nay, người tiêu dùng không chỉ mong muốn ăn ngon mà còn gắng với trách nhiệm cộng đồng. Thuỷ sản bền vững không chỉ có lợi cho môi trường mà còn có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi nhà mua hàng, nhà chế biến và người nuôi phải có sự liên kết chặt chẽ trong việc thúc đẩy xây dựng sản phẩm theo các xu hướng của thị trường, áp dụng các tiêu chuẩn bền vững…

vf.jpg

Xu hướng phát triển chung của ngành thuỷ sản là truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo chuỗi. Ngoài ra, đối với lĩnh vực thuỷ sản, yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Tất cả những nước tham gia xuất khẩu thuỷ sản phải đảm bảo hệ thống truy xuất nguồn gốc. Đây là hai yếu tố quan trọng được thực hiện chặt chẽ ở các thị trường tiêu thụ lớn và yêu cầu bắt buộc ở các nước nhập khẩu. 

Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm tại Đông Nam Á- giai đoạn 2” và Dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị Nghêu Tre tại Việt Nam” do tổ chức Oxfam tại Việt Nam tài trợ đã phối hợp cùng Tổng cục Thuỷ sản, Tổ chức MCD tổ chức Hội thảo chuyên ngành “X hướng thị trường sản phẩm Nuôi trồng thuỷ sản” ngày 24/8/2022 tại TP Hồ Chí Minh. 

vf4.jpg

Hội thảo có sự tham dự của hơn 90 đại biểu đến từ nhiều thành phần khác nhau: bà con các HTX nuôi tôm, nghêu, nhà quản lý, các nhà khoa học, doanh nghiệp chế biến, đặc biệt sự tham dự của các đại diện nhà mua hàng quốc tế. Hội thảo chia sẻ các xu hướng phát triển hiện tại của ngành thuỷ sản bao gồm xu hướng tiêu dùng, xu hướng sản xuất, xu hướng thực hiện chứng nhận của các đơn vị. Những khó khăn mà các doanh nghiệp chế biến và người nuôi gặp phải khi thực hiện các hệ thống chứng nhận, những vấn đề này cũng cần sự quan tâm đặc biệt đến từ cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt, những chia sẻ của các nhà mua hàng quốc tế tại hội thảo là rất hữu ích cho doanh nghiệp và bà con. Từ đó vạch ra những định hướng phát triển phù hợp. Với dự báo nhu cầu thủy sản tiếp tục tăng trong dài hạn cũng thúc đẩy các quốc gia khác có chính sách thúc đẩy ngành tôm do đó điều này bắt buộc các bên cùng tham gia và gắn kết chặt chẽ để giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam trên bản đồ quốc tế.

ICAFIS

Share: 

Tin tức khác