TUYỂN TƯ VẤN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢI TIẾN KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ TRONG NUÔI TÔM

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

TƯ VẤN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢI TIẾN KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ TRONG NUÔI TÔM

Hoạt động 2.2 – 5.2.5

  1. 1.      GIỚI THIỆU CHUNG

Hoạt động nuôi tôm cung cấp sinh kế cho hơn một triệu người và giúp cải thiện thu nhập cho người sản xuất nhỏ, thành phần chiếm tới hơn 80% người nuôi tôm. Nhưng sự phát triển bùng nổ của ngành nuôi tôm nước lợ đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường và xã hội. Sự liên kết và mối liên hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm còn lỏng lẻo và rời rạc điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng sản phẩm, khả năng truy suất nguồn gốc từ đó làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Sự hạn chế trong sự tiếp cận với nguồn tài chính cũng là một rào cản cho những hộ nuôi tôm quy mô nhỏ mở rộng sản xuất, đạt được các tiêu chuẩn thủy sản quốc tế.

Dự án Phát triển chuỗi giá trị sản xuất Tôm Bền vững - Công bằng tại Việt Nam (SusV)” được triển khai trong  04 năm (2016-2019), tài trợ bởi Liên Minh Châu Âu (EU) qua chương trình Chuyển Dịch Châu Á (SWITCH Asia programme), đơn vị triển khai OXFAM Việt Nam, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) - Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), địa bàn triển khai tại 3 tỉnh gồm Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng.

Dự án có mục tiêu tổng quát là đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thông qua việc cải thiện các tác động xã hội và môi trường của sản xuất và chế biến tôm. Dự án sẽ thúc đẩy thực hiện tiêu chuẩn ASC (đặc biệt là yêu cầu về tác động xã hội có sự tham gia P-SIA và đánh giá tác động môi trường – đa dạng sinh học có sự tham gia BEIA) cũng như các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (CSR) bởi người nuôi tôm cũng như các nhà máy chế biến.

Dự án cũng hướng tới cải thiện việc tiếp cận với các nguồn tài chính, hiệu quả sản xuất, trao quyền cho người nuôi quy mô nhỏ, vận động hành lang cho việc áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất bền vững trong chính sách cho vay theo chuỗi giá trị của chính phủ. Dự án hướng tới một cách tiếp cận đa bên (bao gồm khối nhà nước, tư nhân, phi chính phủ và các tổ chức dân sự) cho việc phát triển chuỗi giá trị tôm thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn bền vững, cải thiện hiệu hiệu quả sản xuất cũng như nâng cao sự tiếp cận với các nguồn tài chính. Dự án đặc biện hướng tới việc giảm những tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học và nguồn nước. Thêm vào đó dự án sẽ cải thiện việc sử dụng các ngồn lực (nước, năng lựơng, thức ăn), đảm bảo sinh kế bền vững và cải thiện điều kiện kinh tế cho người nuôi tôm và nhà máy chế biến quy mô nhỏ và vừa đặc biện là nữ giới. Cùng với đó thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, dự án sẽ cải thiện điều kiện làm việc đặc biệt cho công nhân nữ.

Mục tiêu tổng quát: Đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững và giảm nghèo tại Việt Nam thông qua việc giảm thiểu những tác động về xã hội và môi trường của hoạt động nuôi và chế biến tôm. 4 mục tiêu của dự án có sự liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục đích là tạo ra những lợi ích mang tính bền vững cho người nuôi tôm, nhà máy chế biến vừa và nhỏ, cộng động địa phương cũng như người tiêu dung.

Mục tiêu 1: Yêu cầu đánh giá tác động có sự tham gia (P_SIA) và đánh giá tác động môi trường – đa dạng sinh học (BEIA)  của tiêu chuẩn ASC sẽ được áp dụng cho người nuôi tôm và những tiêu chuẩn về trách nghiệm xã hội (CSR)  sẽ được thực hành với các nhà máy chế biên nhằm giảm thiểu những tác động xã hội và môi trường.

Mục tiêu số 2: Người nuôi tôm quy mô nhỏ và các nhà máy chế biên ở quy mô nhỏ và vừa có thể tiếp cận với các nguồn tài chính để cải thiện sản xuất.

Mục tiêu số 3: Người nuôi tôm quy mô nhỏ được trao quyền để có tiếng nói hơn trong việc thương thảo với các đối tác khác trong chuỗi giá trị.

Mục tiêu số 4: Chính sách tín dụng của nhà nước cho người nuôi tôm sẽ được đẩy mạnh việc sử dụng các tiêu chuẩn về sản xuất bền vững cũng như được thiết kế để hỗ trợ sự phát triển của chuỗi giá trị tôm.

Dựa trên các mục tiêu trên Ban quản lý dự án (OXFAM/ICAFIS) có nhu cầu tuyển dụng nhà tư vấn thực hiện nghiên cứu, đánh giá về cải tiến trong kỹ thuật và quản lý trong nuôi tôm.

  1. 2.      MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chính của nghiên cứu nay là xác định hiện trạng áp dụng kỹ thật và quản lý trong nuôi tôm, cung cấp những kỹ thuật cải tiến cũng như các thực hành tốt trong quản lý nhằm giúp người nuôi tôm tối đa hóa hiệu quả của của việc sử dụng năng lượng, giảm thiểu tiêu thụ thức ăn/nước, bảo vệ tài nguyên đất  và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu này cũng sẽ đưa ra các công ty, nhà cung cấp có thể cung cấp các giải pháp kỹ thuật cũng như cung cấp dịch vụ tư vấn.

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu:

  • Xác định thực trạng áp dụng kỹ thuật và các thực hành quản lý của người nuôi tôm về:

- Mức độ cơ giới hóa trong nuôi tôm về: cho ăn, xục khí/đập nước, cấp nước, xả nước, thiếu kế ao, hệ thống nuôi và các hoạt động khác

- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như sử dụng bio-floc, chế phẩm sinh học, giám sát môi trường nước tự động, công nghệ xử lý nước thải, công nghệ thuần hóa tôm giống…

- Sử dụng điện, sử dụng nước, tối đa hóa sử dụng thức ăn, giám sát việc cho ăn, quản lý bùn thải, cải thiện chất lượng đất, kỹ năng/thái độ nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả.

  • Thu thập những kinh nghiệm, mô hình, ý tưởng và các giải pháp sẵn có trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm tiêu thụ thức ăn/nước, bảo tồn đất và thiên nhiên, bảo vệ môi trường từ các nhóm sản xuất, các đối tác khác của chương trình Chuyển Dịch Châu Á, cũng như các đối tác khác của Oxfam và ICAFIS.
  • Liên kê các nhà máy, nhà cung cấp có thể cung cấp các giải pháp kỹ thuật cũng như dịch vụ tư vấn.
  • Viết báo cáo và đưa kết quả nghiên cứu tới nhóm mục tiêu của dự án cũng các bên liên quan (Bao gồm các đối tác trong chương trình Chuyện Dịch Châu Á)
  1. 3.    PHẠM VI CÔNG VIỆC

Tư vấn sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Xem xét các tài liệu của dự án (Văn kiện dự án, báo cáo điều tra ban đầu và các tài liệu liên quan).
  • Thiết kế phương pháp, công cụ, mẫu biểu nghiên cứu.
  • Thực hiện nghiên cứu với các mục tiêu kể trên.
  • Viết báo cáo “Đánh giá về cải tiến trong kỹ thuật và quản lý trong nuôi tôm hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP)” bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh.
  • Phổ biến kết quản nghiên cứu tới người tham gia dự án, nhà cung cấp và các chuyên gia thông qua 2 hội thảo.
  1. 4.    PHƯƠNG PHÁP

Nghiên cứu tài liệu:Nghiên cứu các báo cáo, tài liệu có sẵn liên quan tới các mục tiêu nghiên cứu được đề cập ở trên cũng như tham khảo các đối tác của chương trình Chuyển Dịch Châu Á và mạng lưới của Oxfam và ICAFIS tại các quốc gia khác.

Nghiên cứu thực địa: Thu thập và phân tính các số liệu về chất và lượng theo các chủ đề nêu trên  đặc biệt tập trung vào việc tiêu thụ điện năng, tiêu thụ nước, sử dụng thức ăn, giám sát việc cho ăn, bùn thải, cải thiện chất lượng đất và thái độ trong việc sư dụng năng lượng, quản lý sản xuất, quản lý tổ nhóm HTX….. Dữ liệu nên được thu thập ở các khía cạnh về kiến thức, thái độ/nhận thức, thực hành và kỹ thuật.

Cách tiếp cận và công cụ kiến nghị nên sử dụng cho nghiên cứu này:

(1) Phỏng vấn bán định hướng

(2) Phóng vấn theo phiếu

(3) Phỏng vấn người nắm thông tin

(4) Nghiên cứu tình huống (case study)

(5) Đánh giá việc sử dụng năng lượng/nước

(6) Phỏng vấn hộ

(7) Quan sát

(8) Thảo luận nhóm

(9) Tham vấn các bên tham gia

  1. 5.      KẾT QUẢ MONG ĐỢI

Khi thực hiện nghiên cứu, tư vấn cần cung cấp:

  • Đề xuất kỹ thuật
  • Công cụ nghiên cứu
  • Phương phap chọn mẫu
  • Dữ liệu bao gồm các bảng phân tính, danh sách phỏng vấn
  • Báo cáo bản nháp
  • Báo cáo bản chính với ghi chú thảo luận nhóm với kết quả tham vấn các bên liên quan

Những đầu ra trên phải gửi tới ban quản lý dự án (OXFAM, ICAFIS), và được viết bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh và bằng cả file điện tử và bản in. Trong bản in cần có đầy đủ các số liệu, bảng biểu, sơ đồ.

  1. 6.      THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN

Thời gian thực hiện nghiên cứu  và viết báo cáo sẽ thực hiện trong 6 tuần tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn, nghiên cứu sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8 tới tháng 9 năm 2016. Tư vấn viên được yêu cầu làm việc theo yêu cầu thời gian như sau:

- Đề xuất kỹ thuật trong 15 ngày tính từ ngày ký hợp đồng.

- Báo cáo bản nháp trước ngày 15 tháng 9 năm 2016

- Báo cáo cuối cùng có sự tham vấn từ các chuyên gia của OXFAM, ICAFIS hoàn thành trong tuần cuối của tháng 9 năm 2016.

  1. 7.      YÊU CẦU ĐỐI VỚI TƯ VẤN

Tư vấn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Có kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vự sau: nuôi trồng thủy sản, môi trường, năng lượng, cơ khí, quản trị.
  • Ít nhất có 7 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan (điều tra, nghiên cứu, phân tính số liệu, năng nược/tài nguyên nước).
  • Có kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực nghiên cứu.
  • Có kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Cam kết hoàn thành công việc nghiên cứu trong thời hạn đã đặt ra.
  • Kỹ năng viết báo cáo
  • Thông thạo Tiếng việt cũng như tiếng Anh
  • Kỹ năng sử dụng các phần mềm thống kê như SPSS/EPI Info/STATA/ CSPro 4.0 là một lợi thế
  1. 8.    HỒ SƠ TƯ VẤN

Hồ sơ kỹ thuật nên được viết bằng Tiếng Anh và nộp qua đường thư điện tử trước 17h ngày 30 tháng 7 năm 2016 tới địa chỉ:

Trung Tâm Hợp Tác Quốc Tế Nuôi Trồng và Khai Thác Thủy Sản Bền Vững (ICAFIS)

Người liên Hệ: Đinh Xuân Lập – Phó Giám Đốc ICAFIS, Điều phối dự án SusV

E-mail: lap.dinhxuan@icafis.vn

Điện thoại: 84-985.024.307

Đề xuất kỹ thuât nên bao gồm các mục sau:

- Phần giới thiệu về lý lịch tư vấn viên và kinh nghiệm liên quan

- Phương pháp nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu trong thời gian được yêu cầu.

- Nhân sự thực hiện nghiên cứu (phân công nhiệm vụ, lý lịch tư vấn viên)

- Đề xuất chi phí tư vấn chi tiết

Ghi chú: Chỉ những ứng viên được chọn vào vòng phỏng vấn mới được liên hệ.

 

Share: 

Tin tức khác