Tuyển Tư vấn thực hiện hội thảo/tập huấn nhằm nâng cao năng lực tổ chức nhóm trong áp dụng các tiêu chuẩn nuôi thủy sản quốc tế

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Tư vấn thực hiện hội thảo/tập huấn nhằm nâng cao năng lực tổ chức nhóm trong áp dụng các tiêu chuẩn nuôi thủy sản quốc tế

(Hoạt động 6.1.2.1 – 1.2)

 

1. GIỚI THIỆU

Ngành nghề nuôi tôm tại Việt Nam cung cấp sinh kế cho hơn một triệu người và giúp cải thiện thu nhập cho hộ nuôi tôm quy mô nhỏ đang chiếm tới hơn 80% hộ nuôi tôm tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển bùng nổ của ngành nuôi tôm nước lợ đã tác động và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường và xã hội. Sự liên kết và mối liên hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm còn lỏng lẻo và không hiệu quả, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng sản phẩm, khả năng truy suất nguồn gốc từ đó làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam trên toàn cầu. Những hạn chế trong tiếp cận với nguồn tài chính cũng là một rào cản cho những hộ nuôi tôm quy mô nhỏ mở rộng sản xuất, đạt được các tiêu chuẩn thủy sản quốc tế.

Dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững – công bằng tại Việt Nam – SusV” được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu trong khuôn khổ Chương trình SWITCH Asia (2016 – 2019), thực hiện bởi OXFAM Việt nam và Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), dự án tập trung chủ yếu vào 03 tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Dự án có mục tiêu tổng quát là đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thông qua việc cải thiện các tác động xã hội và môi trường của sản xuất và chế biến tôm. Dự án sẽ thúc đẩy thực hiện tiêu chuẩn ASC (đặc biệt là yêu cầu về tác động xã hội có sự tham gia P-SIA và đánh giá tác động môi trường – đa dạng sinh học có sự tham gia BEIA) cũng như các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (CSR) bởi người nuôi tôm cũng như các nhà máy chế biến. Dự án cũng hướng tới cải thiện việc tiếp cận với các nguồn tài chính, hiệu quả sản xuất, trao quyền cho người nuôi quy mô nhỏ, vận động hành lang cho việc áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất bền vững trong chính sách cho vay theo chuỗi giá trị của chính phủ. Dự án hướng tới một cách tiếp cận đa bên (bao gồm khối nhà nước, tư nhân, phi chính phủ và các tổ chức dân sự) cho việc phát triển chuỗi giá trị tôm thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn bền vững, cải thiện hiệu hiệu quả sản xuất cũng như nâng cao việc tiếp cận với các nguồn tài chính. Dự án đặc biệt chú trọng giảm thiểu tác động tiêu cực đến nguồn đa dạng sinh học và nước. Ngoài ra, dự án cũng làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên (nước, năng lượng và thực phẩm), đảm bảo sinh kế bền vững và cải thiện điều kiện kinh tế của hộ sản xuất/chế biến tôm vừa và nhỏ, đặc biệt là phụ nữ. Đồng thời, thông qua tuân thủ các tiêu chuẩn có trách nhiệm, dự án cải thiện điều kiện lao động và làm việc, đặc biệt là đối với lao động nữ. Dự án sẽ giới thiệu các giải pháp dễ dàng nhân rộng tới các tác nhân và ngành nghề khác.

Mục tiêu tổng quát: Đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững và giảm nghèo tại Việt Nam thông qua việc giảm thiểu những tác động về xã hội và môi trường của hoạt động nuôi và chế biến tôm. Bốn mục tiêu của dự án có sự liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục đích là tạo ra những lợi ích mang tính bền vững cho người nuôi tôm, nhà máy chế biến vừa và nhỏ, cộng đồng địa phương cũng như người tiêu dùng.

Mục tiêu 1: Yêu cầu đánh giá tác động có sự tham gia (P_SIA) và đánh giá tác động môi trường – đa dạng sinh học (BEIA)  của tiêu chuẩn ASC sẽ được áp dụng cho người nuôi tôm và những tiêu chuẩn về trách nghiệm xã hội (CSR)  sẽ được thực hành với các nhà máy chế biên nhằm giảm thiểu những tác động xã hội và môi trường.

Mục tiêu số 2: Người nuôi tôm quy mô nhỏ và các nhà máy chế biến ở quy mô nhỏ và vừa có thể tiếp cận với các nguồn tài chính để cải thiện sản xuất.

Mục tiêu số 3: Người nuôi tôm quy mô nhỏ được trao quyền để có tiếng nói hơn trong việc thương thảo với các đối tác khác trong chuỗi giá trị.

Mục tiêu số 4: Chính sách tín dụng của nhà nước cho người nuôi tôm sẽ được đẩy mạnh việc sử dụng các tiêu chuẩn về sản xuất bền vững cũng như được thiết kế để hỗ trợ sự phát triển của chuỗi giá trị tôm.

Nhằm thực hiện một phần hoạt động của mục tiêu 1 để thúc đẩy các hộ nuôi tôm quy nhỏ nắm được các yêu cầu về các tiêu chuẩn, chính sách liên quan chuỗi sản xuất tôm qua đó nâng cao năng lực tổ chức cho họ. Ban quản lý dự án (OXFAM/ICAFIS) cần tuyển nhà tư vấn tổ chức hội thảo nhằm  “Nâng cao năng lực tổ chức nhóm trong áp dụng các tiêu chuẩn nuôi thủy sản quốc tế

2. MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI.

     Nâng cao năng lực cho các tổ nhóm sản xuất quy mô nhỏ tại 03 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau trong áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là tiêu chuẩn nhóm của ASC.

Mục tiêu cụ thể là:

- Người sản xuất quy mô nhỏ vùng dự án 03 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau nắm được các nội dung trong thực hành chứng nhận nhóm của ASC.

- Các HTX/THT nuôi tôm được nâng cao năng lực và kỹ năng trong thực hiện đánh giá hệ thống chật lượng (QMS) theo ASC nhóm.

- Các HTX/THT nắm được các kiến thức căn bản trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức đáp ứng yêu cầu của ASC nhóm.

3. PHẠM VI CÔNG VIỆC

Các chuyên gia tư vấn dự kiến thực hiện các công việc sau:

- Làm việc với các chuyên gia ICAFIS/OXFAM để lên kế hoạch tổ chức triển khai hoạt động.

- Nghiên cứu bộ tiêu chuẩn nhóm (phần đánh giá nhóm) để xây dựng bài giảng hợp lý.

- Nghiên cứu nội dung thực hành p-SIA và B-EIA để soạn thảo nội dung phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn nhóm.

- Nghiên cứu các nội dung của các tiêu chuẩn khác liên quan đến chuỗi sản xuất tôm để thiết kết bài giảng phù hợp với từng nhóm hộ sản xuất.

- Nghiên cứu các chính sách của chính phủ liên quan đến chuỗi giá trị tôm nhằm thiết kế nội dung giảng dạy phù hợp (chính sách nuôi thủy sản, chính sách hợp tác xã kiểu mới, chính sách liên kết chuỗi, chính sách 4 nhà…)

- Nghiên cứu các mô hình, ví dụ thực tế về áp dụng các tiêu chuẩn trên cá tra và trên tôm nhằm phổ biến thực tế.

- Tiến hành tổ chức 03 hội thảo với các nội dung theo yêu cầu như trên nhằm đạt được mục tiêu đề ra (02 ngày/trên khóa, 50-60 học viên)

- Báo cáo cuối cùng

4. PHƯƠNG PHÁP

(1) Nghiên cứu tài liệu: Rà soát các báo cáo hiện tại, những tài liệu dự án, tiêu chuẩn chứng nhận khác nhau và các tiêu chuẩn như VietGap, tiêu chuẩn p-SIA và B-EIA của ASC, tiêu chuẩn nhóm ASC, các chính sách của chính phủ về chuỗi sản xuất tôm.

(2) Thực hiện:

- Tư vấn (Giảng viên) sẽ trình bày theo phương pháp trực quan để người tham gia (các hộ nuôi tôm) dễ tiếp cận, dễ nhớ.

- Nội dung, chương trình và tài liệu hướng dẫn được biên tập chi tiết để người tham gia có thể dễ dàng ứng dụng và tra cứu khi cần thiết.

- Tư vấn (Giảng viên) nắm thật kỹ các yêu cầu cũng như nội dung để trả lời và giải thích các câu hỏi liên quan trong hội thảo.

- Tư vấn sẽ làm việc với chuyên gia ICAFIS/OXFAM để thảo luận và thống nhất phương pháp, nội dung, khung hội thảo, địa điểm cũng như tài liệu tập huấn trước khi triển khai.

5. KẾT QUẢ ĐẦU RA

Các kết quả đầu ra mong đợi :

- 100% Người sản xuất quy mô nhỏ vùng dự án 03 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau nắm được các nội dung trong thực hành chứng nhận nhóm của ASC.

- 100% Các HTX/THT nuôi tôm được nâng cao năng lực và kỹ năng trong thực hiện đánh giá hệ thống chất lượng (QMS) theo ASC nhóm.

- 100% Các HTX/THT nắm được các kiến thức căn bản trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức đáp ứng yêu cầu của ASC nhóm.

- Báo cáo chi tiết về hoạt động.

Tất cả các kết quả đầu ra theo yêu cầu phải được nộp cho ban quản lý dự án (OXFAM, ICAFIS) bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt trong các bản sao cứng và ở định dạng điện tử, ở dạng bản cứng hoàn chỉnh.

6. KHUNG THỜI GIAN THỰC HIỆN

Khung thời gian cho hoạt động này dự kiến trong 05 tuần, kể từ ngày ký kết hợp đồng. tư vấn dự kiến thực hiện trong tháng 10, 11 năm 2016; và thời gian để tư vấn này sẽ là 15 ngày. Các chuyên gia tư vấn có một lịch trình làm việc chi tiết với thời gian dự kiến sau:

- Kết quả lựa chọn nhà tư vấn trong vòng 15 ngày sau khi nộp hồ sơ tư vấn.

- Kế hoạch tổ chức hội thảo trong tháng 10, tháng 11 năm 2016.

- Bản báo cáo cuối cùng mong đợi đến 25 tháng 11 năm 2016.

Bản báo cáo cuối cùng cùng các tài liệu minh chứng liên quan sẽ được bàn giao vào cuối tháng 11 năm 2016.

7. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TƯ VẤN

Các chuyên gia tư vấn cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tư vấn có kiến thức chuyên môn một trong các lĩnh vực sau: Khoa học xã hội, công nghiệp thực phẩm, nuôi trồng thủy sản, môi trường, kinh tế, tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản.

- Có kinh nghiệm ít nhất 05 năm thực hiện hướng dẫn các thủ tục kiểm toán, tiêu chuẩn chứng nhận thủy sản. Đặt biệt là tiêu chuẩn p-SIA và B-EIA của tiêu chuẩn ASC và tiêu chuẩn nhóm ASC.

- Có kinh nghiệm và kỹ năng thực hiện các phương pháp nghiên cứu đánh giá, nhất là trong chuỗi sản xuất tôm tại Việt Nam và có khả năng nghe hiểu các ngôn ngữ địa phương

- Kiến thức về các tiêu chuẩn nông nghiệp và các chính sách của chính phủ trong sản xuất nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Có kinh nghiệm trong tổ chức hội thảo/tập huấn.

- Có kinh nghiệm giảng dạy và khả năng truyền đạt đễ hiểu cho đối tượng là hộ nuôi tôm quy mô nhỏ.

- Cam kết và đáp ứng theo yêu cầu đúng thời hạn.

- Kỹ năng soạn thảo tài liệu.

- Kỹ năng đọc, viết tiếng Anh và tiếng Việt tốt.

8. THỜI HẠN NỘP HỒ SƠ TƯ VẤN

Hồ sợ dự thầu tư vấn được viết bằng tiếng Anh qua email trước 17giờ 00, ngày 15 tháng 9 năm 2016 đến địa chỉ:

Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững – ICAFIS.

Người liên hệ: Đinh Xuân Lập – Phó Giám Đốc ICAFIS, Điều phối dự án SusV

E-mail: lap.dinhxuan@icafis.vn.

Điện thoại: 84-985.024.307

Hồ sơ dự thầu tư vấn bao gồm các mục sau:

  • Giới thiệu về lý lịch tư vấn viên và kinh nghiệm liên quan.
  • Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy nhằm đạt được mục tiêu hoạt động.
  • Thời gian nghiên cứu cụ thể.
  • Nhân sự thực hiện nghiên cứu (phân công nhiệm vụ, lý lịch tư vấn viên).
  • Đề xuất kỹ thuật, chi phí tư vấn chi tiết (chỉ bao gồm chi phí tiền công, ăn nghỉ, đi lại của tư vấn; công tác tổ chức sẽ do dự án và đối tác địa phương thực hiện)

 

Ghi chú: Chỉ những ứng viên được chọn vào vòng phỏng vấn mới được liên hệ.

 

 

Share: 

Tin tức khác