{ICAFIS_GRAISEA2} Tuyển tư vấn Xây dựng phương án đảm bảo ATLĐ, cập nhật thông tin của Luật LĐ về thời gian làm việc và trả lương trong các nhà máy Chế biến thuỷ sản tại ĐBSCL

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

TUYỂN TƯ VẤN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO ATLD, CẬP NHẬT THÔNG TIN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG, VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ TRẢLUOWNG TRONG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THUỶ SẢN TẠI ĐBSCL

(Hoạt động 2.1.2.5)

1. GIỚI THIỆU

Ngành chế biến thủy sản đang ngày càng phát triển và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, chế biến thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động cả nước, riêng ngành tôm là trên 2 triệu lao động. Ngành chế biến tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới trong suốt 2 thập kỷ qua. Hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40- 45% tổng giá trị XK thủy sản, tương đương 3,5- 4 tỷ USD. Hiện tôm Việt Nam được xuất khẩu đến 100 quốc gia, trong đó 5 thị trường lớn nhất gồm: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Với những nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ hai thế giới với giá trị XK chiếm 13-14% tổng giá trị XK tôm của toàn thế giới.

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành tôm, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi chiếm 95% sản lượng tôm và cũng là trung tâm của các nhà máy chế biến tôm. Cho đến nay, có khoảng 200 nhà máy chế biến tôm được Ủy ban Châu Âu phê duyệt với các cuộc kiểm tra thực địa định kỳ ngay tại Việt Nam.

Việc khuyến khích và đảm bảo thực hành Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (CSR) và Đạo đức kinh doanh có trách nhiệm (RBC) trong cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững và toàn diện, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế  là những hoạt động quan trọng của Quốc gia, đặc biệt khi Việt Nam đã ký thành công hiệp định thương mại tự do EV-FTA.

An toàn lao động trong các nhà máy chế biến luôn là vấn đề cấp thiết, tại khu vực chế biến đông lạnh, lao động nữ chiếm tới 83% và luôn sử dụng các hóa chất sát trùng, độ lạnh chênh lệch giữa môi trường sản xuất với nhiệt độ cơ thể rất lớn. Đ Bên cạnh đó, việc làm của người lao động không ổn định, lúc không có việc, lúc lại tăng ca đến nửa đêm. Để sử dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị có thời điểm doanh nghiệp phải bố trí công nhân làm việc cả 3 ca. Thời gian lao động kéo dài, chế độ dinh dưỡng không đủ đã làm cho người lao động bị thay đổi nhịp sinh học, dẫn đến sức khỏe suy giảm.

Độ ẩm không khí cao không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, mà về lâu dài còn là nguyên nhân gây ra các bệnh: tai – mũi – họng, hô hấp, da liễu… cho người lao động.

Dự án “Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm tại Đông Nam Á- giai đoạn 2 (GRAISEA 2)” do Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Bangkok tài trợ được thực hiện bởi Tổ chức Oxfam và Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thuỷ sản Bền vững thực hiện tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu trong thời gian từ 2018-2021. Mục tiêu chính của dự án: “Thay đổi cuộc sống của những người sản xuất quy mô nhỏ và người lao động trong  kinh doanh nông nghiệp của Việt Nam thông qua tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong phát triển chuỗi giá trị tôm/lúa gạo bền vững và thích ứng với khí hậu ". GRAISEA 2.0 tại Việt Nam kế thừa và củng cố những thành tựu ban đầu và bài học kinh nghiệm từ GRAISEA 1.0 dựa trên cơ chế phối hợp hiệu quả và sáng tạo hơn nhằm giúp người sản xuất nhỏ, đặc biệt là phụ nữ, đạt được chia sẻ lợi ích và rủi ro công bằng hơn trong chuỗi giá trị. Từ đó, họ có khả năng ứng phó, thích nghi và giảm thiểu rủi ro liên quan như những cú sốc từ thị trường, rủi ro tài chính và biến đổi khí hậu. Với mục tiêu đạt 5 kết quả chung mà dự án cần đạt được:

Kết qủa 1: Người sản xuất quy mô nhỏ, đặc biệt là phụ nữ, có được những cơ hội và lợi ích công bằng hơn trong chuỗi giá trị tôm/lúa gạo thích ứng với khí hậu, bền vững và bao trùm

Kết quả 2: Các công ty ngành tôm/lúa gạo tăng hiệu quả kinh doanh bằng việc áp dụng và thực hiện kinh doanh có trách nhiệm và quy tắc ứng xử quản trị chuỗi giá trị bền vững và bao trùm, tập trung vào nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ và thích ứng biến đổi khí hậu.

Kết quả 3: Chính quyền (ở cấp trung ương và cấp tỉnh) khuyến khích thực hành kinh doanh có trách nhiệm và quản trị chuỗi giá trị bền vững và bao trùm, tập trung tăng cường năng lực kinh tế cho phụ nữ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Dựa vào các mục tiêu trên, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tăng cường năng lực cho các Doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, các quy định về An toàn lao động trong nhà máy chế biến, đặc biệt có sự tham gia của nữ giới, là đối tượng quan chiếm số lượng lớn trong tất cả các nhà máy chế biến Thuỷ sản. cần thiết liên quan đến cải thiện chính sách cho người lao động ngành tôm trong các nhà máy chế biến. Ban quản lý dự án GRAISEA 2 tổ chức khoá tập huấn “Xây dựng phương án đảm bảo ATLĐ, cập nhật thông tin của Luật LĐ về thời gian làm việc và trả lương trong các nhà máy Chế biến thuỷ sản tại ĐBSCL”

Trung tâm ICAFIS cần tuyển tư vấn/ chuyên gia để thực hiện công việc nói trên.

II. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Mục tiêu chính của hoạt động là nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý mảng An toàn vệ sinh thực phẩm, cán bộ phụ trách công đoàn, trả lương của các DN chế biến thuỷ sản. Hỗ trợ cho các DN trong việc rà soát chuẩn bị thực hiện đánh giá các chứng nhận tiêu chuẩn về Trách nhiệm xã hội. 

Mục tiêu cụ thể

- Cập nhật các quy định về An toàn  lao động trong ngành thuỷ sản, về thời gian làm việc và tiền lương cho người lao động trong nhà máy. 

- Thúc đẩy đối thoại lấy ý kiến trao đổi giữa người lao động và người sử dụng lao động. 

III. Phạm vi công việc 

  • Đối tượng tập huấn/đối thoại: Đại diện công đoàn, cán bộ phụ trách ATLĐ, người lao động trong các nhà máy chế biến/cơ sở tôm và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh
  • Công việc: Tư vấn cần thực hiện một số công việc dưới đây
  • Nghiên cứu tài liệu của dự án và các tài liệu, văn bản chính sách, quy định liên quan đến An toàn lao động trong nhà máy Chế biến thuỷ sản. 
  • Nghiên cứu và cập nhật các tài liệu liên quan đến thời gian làm việc và trả lương trong luật lao động.
  • Thảo luận làm việc với Ban quản lý dự án OXFAM/ICAFIS về kế hoạch, phương pháp và cách thức triển khai hoạt động.
  • Xây dựng kế hoạch triển khai, khung báo cáo.
  • Chuẩn bị bài giảng và tham gia giảng dạy các vấn đề liên quan đến nội dung khoá tập huấn
  • Giải đáp các thắc mắc liên quan đến lao động của mọi người tham gia tập huấn, đối thoại
  • Viết báo cáo hoạt động

IV. Kết quả mong đợi

Khi thực hiện hoạt động, tư vấn cần cung cấp 

  • Đề xuất hoạt động
  • Báo cáo đề xuất phương án triển khai cho các năm tiếp theo 
  • Báo cáo hoạt động
  • Đưa ra đề xuất giải pháp cho các vướng mắc gặp phải.

V.  Thời gian và địa điểm 

  • Thời gian triển khai hoạt động dự kiến Tháng 11 năm 2020
  • Địa điểm tập huấn: Cần Thơ
  • Kết quả lựa chọn tư vấn sẽ có sau 05 ngày kể từ ngày hết hạn hộp hồ sơ.

VI. Yêu cầu đối với tư vấn

Tư vấn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

-       Tốt nghiệp một trong các lĩnh vực sau: kinh tế nông nghiệp, kinh tế thủy sản, luật lao động

-       Có hiểu biết, kinh nghiệm về chính sách lao động, chính sách phát triển doanh nghiệp, về an toàn lao động trong sản xuất tại các nhà máy chế biến tuỷ sản. Có kinh nghiệp ít nhất 05 năm phổ biến, thực hiên chính sách lao động trong doanh nghiệp, công đoàn và liên đoàn lao động, trong mảng đánh giá chứng nhận và quản lý an toàn lao động trong nhà máy chế biến. 

-       Đã tham gia chủ trì thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tư vấn về vấn đề liên quan đến chính sách lao động

-       Có kinh nghiệm và kỹ năng thực hiện tập huấn, giảng day và có khả năng nghe hiểu các ngôn ngữ địa phương, khả năng trình bày, thúc đẩy thảo luận, tài liệu hóa

-       Có kinh nghiệm làm việc với cơ quan quản lý nhà nước

-       Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả;

-       Cam kết thực hiện và đáp ứng theo yêu cầu đúng thời hạn.

VII. Thời hạn đối với tư vấn

 Tư vấn ứng tuyển xin vui lòng gửi Sơ yếu lý lịch công việc (CV) bằng tiếng Việt gửi qua email trước 17h, ngày 8 tháng 11 năm 2020 và gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ: 

Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thuỷ sản Bền vững (ICAFIS)

Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội

Người liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Trang – Cán bộ dự án

E-mail: trang.nguyenngoc@icafis.vn   hoặc info@icafis.vn

Hồ sơ dự thầu tư vấn bao gồm các mục sau:

- Phần giới thiệu về lý lịch tư vấn viên và kinh nghiệm liên quan

- Dự thảo kế hoạch hoạt động

- Đề xuất chi phí tư vấn chi tiết

ICAFIS

Share: 

Tin tức khác