{ICAFIS_GRAISEA 2} Tuyển tư vấn "Xây dựng Hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc và quản trị sản xuất"

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Tuyển tư vấn “Xây dựng Hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc và quản trị sản xuất”

(HĐ 5.4.1.1; 5.4.1.2)

screen_shot_2019-11-25_at_10.00.13_am.png

  1. Giới thiệu chung

Xuất khẩu vào EU đang trở thành một vấn đề rất lớn của ngành thủy sản Việt Nam, ngoài vấn đề “thẻ vàng” đối với sản phẩm khai thác thì việc các nhà xuất khẩu Việt Nam bị thị trường này trả về nhiều sản phẩm nuôi trồng cũng đặt ra câu hỏi về chất lượng sản phẩm. 

Lo ngại lớn của các nhà nhập khẩu châu Âu là một số sản phẩm từ Việt Nam không đạt tiêu chuẩn về hóa học, sinh học. Đặc biệt là vi phạm chỉ số an toàn về kim loại nặng. Năm 2016, số lô hàng thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo mất ATTP là 128 lô; năm 2017 là 125 lô. Trong năm 2018, đã có khoảng 80 lô hàng thủy sản của Việt Nam bị EU và các thị trường nhập khẩu cảnh báo không đảm bảo chất lượng và bị trả về. Số lượng hàng bị trả về gấp đôi trong năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu do các lô hàng này có chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm; chỉ tiêu vi phạm chủ yếu là kim loại nặng (Cd, Hg), Histamin, vi sinh vật như TPC, Coliforms.

Trong khi người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, yêu cầu cao đối với sản phẩm có nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam không có vùng nuôi, hoặc vùng nuôi nhỏ bé, dẫn đến việc thu mua tôm, cá nguyên liệu trôi nổi trên thị trường dẫn đến lượng không đồng đều. 

Bên cạnh đó, việc quản lý kho lạnh tại các nhà máy chế biến thuỷ sản cũng là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm và chiến lược quản lý  bán hàng của các nhà máy. 

Dự án “Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm tại Đông Nam Á- Graisea 2 dưới sự tài trợ của Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Bankok, tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) được triển khai tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu trong thời gian từ 2018-2021. Mục tiêu của dự án nhằm "Thay đổi cuộc sống của những người sản xuất quy mô nhỏ và người lao động trong  kinh doanh nông nghiệp của Việt Nam thông qua tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong phát triển chuỗi giá trị tôm/lúa gạo bền vững và thích ứng với khí hậu” 

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam cần tăng cường đầu tư kinh doanh nông nghiệp và phát triển doanh nghiệp nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh và tái cơ cấu hiệu quả theo hướng tập trung vào giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Việc hỗ trợ xây dựng năng lực và lập kế hoạch chiến lược cho các doanh nghiệp chế biến tôm để họ tiếp tục phát triển mô hình kinh doanh bao trùm trong doanh nghiệp là một trong những mục tiêu quan trọng mà dự án hướng tới. 

Do đó việc xây dựng một hệ thông quản lý truy xuất nguồn gốc và quản trị sản xuất  (bao gồm quản lý kho lạnh nhà máy) nhằm hỗ trợ cho việc quản lý chất lượng sản phẩm trong nhà máy, tuân thủ các quy định của nhà nước và yêu cầu mà các nhà mua hàng mong đợi. Ban Quản lý dự án GRAISEA 2 cần tuyển tư vấn “Xây dựng Hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc và quản trị sản xuất”

Mục tiêu:

Nghiên cứu Xây dựng hệ thống Phần mềm quản lý truy xuất đề xuất nguồn gốc và Quản lý kho lạnh nhà máy chế biến.

Mục tiêu cụ thể của hoạt động:

- Nghiên cứu hiện trạng hoạt động và quy mô sản xuất của các nhà máy. 

- Xây dựng hệ thống Phần mềm quản lý truy xuất đề xuất nguồn gốc và Quản lý kho lạnh nhà máy chế biến.

- Hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao hướng dẫn cho nhà máy chế biến có thể sử dụng hệ thống. 

  1. Phạm vi công việc 

Triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống mềm quản lý truy xuất đề xuất nguồn gốc và Quản lý kho lạnh nhà máy chế biến.

Công việc: Tư vấn cần thực hiện một số công việc (nhưng không giới hạn) dưới đây:

  • Tiếp nhận đầu mối để phối hợp thực hiện
    - Tiếp nhận thông tin để cập nhật vào phần mềm: Bộ mã sản phẩm, quy trình, biểu mẫu liên quan
  • Tổ chức buổi tham vấn góp ý từ phía Ban quản lý dự OXFAM/ICAFIS và Ban GĐ công ty về xây dựng các giải pháp kỹ thuật. 
  • Tổ chức các buổi hướng dẫn sử dụng và chuyển giao phần mềm cho các doanh nghiệp. 
  • Viết báo các kết quả 
  1. Kết quả mong đợi

Các kết quả mong đợi của hoạt động:

Xây dựng platform về quản lý kho lạnh và truy xuất nguồn gốc chuyên cho nhà máy chế biến, gồm có các tính năng chính như sau:
- Quản lý kho lạnh: 

+ Các nghiệp vụ kho: nhập kho, xuất kho, chuyển vị trí, kiểm kê, ... 

+ Ghi nhận toàn bộ lịch sử lưu kho tại từng ô vị trí
+ Cảnh báo lưu kho quá hạn
+ Báo cáo tồn kho chi tiết 

+ Tải dữ liệu file EXCEL 

- Truy xuất nguồn gốc: 

+ Khởi tạo và quản lý bộ mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm
+ Khởi tạo và quản lý cơ sở dữ liệu chuẩn của khối sản xuất: quy trình, quy cách, hợp đồng, ...
+ Quản lý định mức
+ Quản lý chất lượng sản phẩm HACCP
+ Quản lý việc tách/ ghép lô
+ Quản lý thành phẩm
+ Quản lý khách hàng/ nhà cung cấp
+ Truy xuất lịch sửa sản phẩm
+ Truy xuất nguyên liệu đầu vào 

  1. Thời gian và địa điểm thực hiện

Khung thời gian cho hoạt động này dự kiến 10/12/2019 – 31/01/2020

Kết quả lựa chọn nhà tư vấn trong vòng 5 ngày sau khi hết hạn nộp hồ sơ tư vấn.

Bản báo cáo cuối cùng với sự tư vấn từ các chuyên gia ICAFIS/OXFAM chậm nhất là 15/01//2019

 Địa bàn thực hiện: các nhà máy chế biến thuỷ sản tại 02 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu.

  1. Yêu cầu đối với tư vấn

Tư vấn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Có kiến thức chuyên môn/ bằng cấp thuộc một trong các lĩnh vực sau: Xây dựng các phần mềm quản trị sản xuất, Công nghệ thông tin. 
  • Từng có kinh nghiệm trong việc xây dựng các hệ thống quản trị sản xuất, quản lý nhân sự trong các nhà máy, các công ty. 
  • Cam kết và đáp ứng theo yêu cầu đúng thời hạn.
  • Có khả năng viết tiếng anh và tiếng việt thành thạo.
  1. Thời hạn đối với tư vấn

Hồ sơ dự tuyển tư vấn bao gồm đề xuất tài chính và kỹ thuật bằng tiếng việt hoặc tiếng anh, CV chuyên gia ứng tuyển và được gửi qua email hoặc theo đường bưu điện theo địa chỉ dưới đây trước 17h, ngày 01 tháng 12 năm 2019: 

Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thuỷ sản Bền vững (ICAFIS)

Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội

Người liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Trang- Cán bộ dự án

E-mail: trang.nguyenngoc@icafis.vn

Share: 

Tin tức khác