Ương tôm hùm giống trong lồng: Đã hiệu quả nhưng khó triển khai

 Đây là nội dung quan trọng sau việc quy hoạch khi thực hiện Nghị định 36 để phục hồi ngành cá tra ở ĐBSCL. Theo đó, Bộ Tài chính đã có dự thảo thông tư hướng dẫn phương pháp tính giá thành và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức cuộc họp với đại diện 22 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra để góp ý cho dự thảo.

Nguyên tắc

Nguyên tắc cao nhất là tính hết mọi chi phí hợp lý trong nuôi cá tra. Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, ông Hồ Văn Vàng  nhận xét, trước đây người nuôi cá tra thường tính giá thành theo cách dân dã, không thống kê hết chi phí bỏ ra và theo đó các cơ quan quản lý cũng lúng túng. “Chẳng hạn công lao động, nông dân có quan niệm lấy công làm lãi nên không tính đủ. Hoặc giá trị đất đai cũng không tính. Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính đã khắc phục tình trạng đó” - ông Vàng nói.

Theo dự thảo thông tư, tính giá thành là “xác định chi phí sản xuất cá tra nguyên liệu trong năm với điều kiện sản xuất bình thường (không có thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh)”. Để xác định chính xác, phải điều tra thực tế một cách khoa học trong từng tỉnh, thành phố. Giá thành ở từng tỉnh và thành phố sẽ do UBND tỉnh công bố.

Giá thành trước hết “bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất thực tế hợp lý”. Chi phí sản xuất được quy về cho từng hecta. Năng suất tính tấn/ha nhưng chi phí được tính đồng/kg. Khi các yếu tố hình thành giá thay đổi, sẽ “kịp thời điều chỉnh giá thành cá tra nguyên liệu” cho phù hợp.

Giá cá tra đang tăng trở lại - Ảnh: Lê Hoàng Vũ

Điều tra

Phương pháp điều tra khảo sát để có được giá thành chính xác, dự thảo thông tư nêu rõ, “chọn mẫu điển hình suy rộng để chọn đối tượng khảo sát”. Căn cứ chọn mẫu phải bao phủ được các trình độ và điều kiện sản xuất: quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện cung ứng vật tư, số lượng và chất lượng lao động. Cùng đó, chọn mẫu phải đại diện cho vùng có điều kiện thuận lợi, vùng có điều kiện trung bình và vùng khó khăn.

Mỗi tỉnh, thành phố phải khảo sát ít nhất ở 3 huyện; mỗi huyện khảo sát ít nhất ở 3 xã; mỗi xã khảo sát 15 hộ đại diện cho cả ba điều kiện. Mỗi nhóm hộ đại diện cho các điều kiện nuôi sẽ chiếm 33% số hộ được khảo sát. Với số liệu khảo sát, tính ra giá thành bình quân, từ từng hộ và tổng hợp dần lên cả xã, cả huyện, cả tỉnh và thành phố. Việc khảo sát tính giá thành cá tra nguyên liệu được tổ chức định kỳ một năm hai lần, kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. Ngày 1/6 và 1/12 hằng năm, giá thành cá tra nguyên liệu từ các địa phương được gửi đến Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT và Hiệp hội Cá tra Việt Nam.

Trên cơ sở giá thành cá tra nguyên liệu từ các tỉnh và thành phố, Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổng hợp và công bố giá sàn cá tra nguyên liệu, cũng một năm hai lần. Giá sàn cá tra nguyên liệu “làm cơ sở cho các thương nhân xuất khẩu cá tra thu mua cá tra nguyên liệu từ cơ sở nuôi cá tra không thuộc quyền sở hữu, quản lý của thương nhân”.

 

Kiến nghị

Cuộc họp của Hiệp hội Cá tra Việt Nam với đại diện 22 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra cơ bản thống nhất với dự thảo thông tư, cho rằng dự thảo đã nêu được “phương pháp tính đầy đủ, chi tiết mọi chi phí đầu vào của sản phẩm”. Tuy nhiên, vì cá tra là sản phẩm có số lượng lớn, nuôi trên phạm vi rộng nên có các điều kiện và hoàn cảnh không giống nhau, việc tính toán giá thành khi đi vào cụ thể cần có thêm một số quy định chi tiết hơn nữa. Cần có các định mức kỹ thuật cơ bản như mật độ nuôi, thời gian nuôi, kích cỡ cá khi thu hoạch, sử dụng thức ăn có độ đạm tiêu chuẩn, từ đó mới ra được giá thành bình quân hợp lý. Giá thành này đảm bảo cho ra giá sàn để người nuôi trình độ trung bình có lãi, không thể đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi trình độ thấp. Hơn thế, nó khuyến khích người nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý để thu lợi nhuận cao.

Phương pháp chọn mẫu như dự thảo thông tư nêu ra đã thích hợp với các tỉnh, thành phố có diện tích nuôi cá tra lớn, còn với những địa phương nuôi ít thì chỉ nên quy định “số mẫu điều tra phải ít nhất là 25% tổng số cơ sở nuôi cá tra”. Phương pháp chọn mẫu cũng cần chú ý về diện tích nuôi, có thể chia thành ba nhóm: dưới 1 ha, 1 - 5 ha, trên 5 ha.

Bên cạnh, cần quan tâm hình thức tổ chức sản xuất: nông hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp để khảo sát được đầy đủ. Trong chi phí sản xuất, lãi suất vay vốn đầu tư và chi phí thuê đất cần được tính đủ và thống nhất. Khi đó, những người có vốn hoặc đất nhà không phải thuê mướn sẽ có điều kiện thu lợi nhuận cao hơn để phát triển sản xuất.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam Võ Hùng Dũng bày tỏ lo ngại, khi tính toán giá thành cá tra nguyên liệu cao, nhiều người dân nuôi sẽ “phá vỡ quy hoạch”. Hơn nữa, nếu giá thành cá tra nguyên liệu đưa ra cao thực tế thì có thể không thúc đẩy sản xuất phát triển, nên ông Dũng cho biết, đang triển khai các bước thành lập hội đồng tư vấn tính giá thành và giá sàn. “Hội đồng tư vấn bao gồm đại diện của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, doanh nghiệp, hộ nuôi và các chuyên gia trong ngành”, ông Dũng cho biết. 

Share: 

Other News