Trách nhiệm Xã hội và sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Source: srb.com.vn

 

SA 8000:2008 (ISO 26000:2008)

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) - yếu tố sống còn để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp VN. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Coporate Social Responsibility - CSR) vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mà kinh tế Việt Nam chỉ mới vừa hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp là gì?
Một vài khía cạnh cần xem xét là:
  • Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa doanh nghiệp;
  • Bảo vệ quyền lợi cho người lao động; 
  • Chống tham nhũng;
  • Bảo vệ môi trường;
  • Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động.
  • Thu hẹp khoảng cách nhân viên và lãnh đạo;
  • Bình đẳng giới. - Chống lao động cưỡng bức; 
  • Vì lợi ích cộng đồng
Các tiêu chuẩn cụ thể về CSR bao gồm: môi trường và điều kiện làm việc, thu nhập và các chế độ phúc lợi, cung cách quản lý, sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động, việc tuân thủ các quy định của luật lao động...vv
 
Để thực hiện được điều đó đòi hỏi DN phải rõ ràng, minh bạch trong các báo cáo tài chính, họat động và minh bạch cả trong nguyên tắc làm việc. Theo xu hướng phát triển bền vững của thế giới, DN muốn phát triển tốt không chỉ  đặt Profit – lợi nhuận lên hàng đầu mà còn cần phải quan tâm đến cuộc sống của nhân viên, cuộc sống của người dân trong khu vực, làm việc vì lợi ích cộng đồng.
 
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khái niệm CSR chỉ được biết đến trong vài năm gần đây, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu đòi hỏi theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây vẫn là khá nan giải do xuất phát từ nhận thức hoặc khó khăn về tài chính. Trách nhiệm xã hội trong bối cảnh Việt Nam không nên chỉ gói gọn về ý nghĩa xã hội mà cần cho đó là một yêu cầu của thương mại, và cần xử lý trong mối quan hệ của thương mại.

Những khó khăn thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam về việc thực hiện các hoạt động CSR :
 
Như đã đề cập ở phần trên việc triển khai các hoạt động CSR hiện ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn: đó là sự khó khăn từ nhận thức của lãnh đạo về vai trò của CSR trong cạnh tranh trên thị trường ; và tài chính cũng là một trong những khó khăn lớn mà doanh nghiệp phải đối đầu. Tuy nhiên không phải chúng ta không có những điều thuận lợi để triển khai các hoạt động này.
 
Một trong những thuận lợi lớn nhất có lẽ các hoạt động CSR hoàn toàn phù hợp với đạo lý, phù hợp với văn hóa Việt Nam, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta vì một xã hội “DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH - XÃ HỘI CÔNG BẰNG DÂN CHỦ VĂN MINH”  và được cụ thể hóa bằng các văn bản luật của chính phủ với các lĩnh vực liên quan. Một vài minh chứng ở đây cũng có thể nhận thấy rằng: tiêu chí chống tham nhũng là một công cuộc mà Đảng và Nhà nước đang ưu tiên để làm lành mạnh hóa nền kinh tế phát triển; tiêu chí chống lao động cưỡng bức, cấm phân biệt đối xử, cấm lao động trẻ em đều được cụ thể hóa ở luật lao động Việt Nam (cả các văn bản hướng dẫn dưới luật) tiêu chí môi trường các vấn đề an toàn an toàn đều được qui định rõ ràng. Vậy, vấn đề còn lại nằm ở chỗ Doanh nghiệp phải hoạt động CSR để đem lại “lợi nhuận” gì khi đầu tư?

Triển khai hoạt động CSR mang lại gì cho doanh nghiệp :
 
Có thể chi tiết hơn về lợi ích mà doanh nghiệp đạt được khi triển khai CSR :
  • Uy tín cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên;
  • Việc thực hiện pháp luật của người lao động tốt hơn; Đảm bảo và góp phần gìn giữ môi trường. 
  • Nâng cao quyền lợi và nhân phẩm của người lao động.
  • Đảm bảo việc làm và tăng thu nhập.
  • Đảm bảo an sinh xã hội.
  • Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ.
  • Nâng cao sự trung thành của nhân viên với doanh nghiệp.
  • Đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững …vv

Trong khi nước ta đã bắt đầu hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh càng đòi hỏi khốc liệt hơn. Ngày nay người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến mẫu mã chất lượng hàng hóa, mà còn quan tâm đến xuất xứ hàng hóa, do ai sản xuất ra, người sản xuất ra có bị bóc lột sức lao động không, có được đối xử công bằng không hay việc sản xuất có ảnh hưởng môi trường xung quanh như thế nào …??? Từ đó các doanh nghiệp mới nhận thấy rằng vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là thật sự cần thiết cho sự phát triển doanh nghiệp mà lớn hơn là vì mục tiêu phát triển bền vững doanh nghiệp.

Tác giả bài viết: VietED

Share: 

Tin tức khác