Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Các vấn đề đặt ra hôm nay và giải pháp

Nguồn :kinhtetrunguong.vn

Vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) đang trở thành mối quan tâm của quốc tế, của mọi quốc gia, nói cách khác là sự quan tâm của thời đại. Ngày 31/1/1999 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã kêu gọi lãnh đạo các doanh nghiệp bàn về một công ước quốc tế có sứ mạng tập hợp các doanh nghiệp, các cơ quan công quyền, các tổ chức dân sự thông qua những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trường sinh thái và ổn định xã hội.

Ngày nay hàng vạn doanh nghiệp ở khắp các vùng trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế về lao động, xã hội dân sự đã tham gia vào những công ước quốc tế nhằm phát triển các nguyên tắc liên quan đến quyền con người, lao động việc làm, môi trường, chống tham nhũng. Dựa vào những hành động tập thể, các công ước quốc tế gắn kết việc vận động trách nhiệm dân sự của các doanh nghiệp trên thế giới tham gia vào tìm kiếm những phương pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra cho toàn cầu.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHCDN) đã trở thành một trào lưu thực thụ và phát triển rộng khắp thế giới. Người tiêu dùng tại các nước phát triển hiện nay không chỉ quan tâm  đến chất lượng sản phẩm mà còn coi trọng cách thức các công ty làm ra sản phẩm đó. Họ muốn biết liệu các sản phẩm họ

định mua có thân thiện với môi trường sinh thái, với cộng đồng, có tính nhân đạo, và có lành mạnh hay không. Nhiều phong trào bảo vệ quyền của người tiêu dùng và môi trường phát triển rất mạnh ở nhiều nước. Chẳng hạn như phong trào tẩy chay thực phẩm gây béo phì (fringe foods) nhằm vào các công ty sản xuất  đồ  ăn nhanh, nước giải khát có ga; phong trào thương mại công bằng (fair trade) yêu cầu bảo đảm điều kiện lao động và giá mua nguyên liệu của người sản xuất ở các nước Thếgiới thứ ba; phong trào tẩy chay sản phẩm sử dụng long thú, tẩy chay sản phẩm bóc lột lao động trẻem nhằm vào Công ty Nike và Gap trước  đây; phong trào tiêu dùng theo lương tâm (shopping with a conscience)v.v.

Trước áp lực xã hội, hầu hết các công ty lớn đã chủ động đưa TNXHCDN vào chương trình hoạt  động của mình một cách nghiêm túc. Nhiều chương trình TNXHCDN đã được thực hiện như: tiết kiệm năng lượng; giảm khí thải carbon; sử dụng vật liệu tái sinh; sử dụng năng lượng mặt trời; cải thiện nguồn nước sinh hoạt; xóa mù chữ; xây dựng trường học; cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai; thành lập quỹ và trung tâm nghiên cứu vắc-xin phòng chống Aids và các bệnh dịch khác ở các nước đang phát triển v.v.

Hầu hết các công ty đa quốc gia  đều đã xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (Code of Conduct) có tính chất chuẩn mực áp dụng đối với nhân viên và các đối tác làm ăn của mình trên toàn thế giới. Lợi ích đạt  được qua những cam kết TNXHCDN đã được ghi nhận. Không những hình ảnh công ty được cải thiện trong con mắt công chúng và người dân địa phương, mà nó còn giúp công ty tăng doanh số bán hàng hay thực hiện các thủ tục đầu tư được thuận lợi hơn. Và ngay trong nội bộ công ty, sự hài lòng và gắn bó của nhân viên với công ty cũng tăng lên. Chưa kể các chương trình tiết kiệm năng lượng giúp giảm chi phí hoạt động cho công ty không nhỏ.

Hiện nay khá thịnh hành quan niệm “Doanh nghiệp-Công dân” (Corporate Citizen), theo đó xét trên các phương diện hoạt động, một doanh nghiệp không khác gì so với một công dân: Công dân và doanh nghiệp đều cùng phải hoạt động kinh tế (làm ra thu nhập) để sống và đóng góp cho nền kinh tế; cả hai đều phải tuân thủ pháp luật của nhà nước (luật dân sự, luật thuế, luật đất đai, luật lao động,...); và cả hai đều phải tuân thủ những quy định (luật) bất thành văn về đạo đức. Ví dụ, công dân phải có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ lúc về già, hiếu lễ với người già, sống văn hóa với xóm giềng, làng xã, giúp đỡ tương trợ nhau lúc khó khăn hoạn nạn, thiên tai, v.v…; còn doanh nghiệp, ngoài việc tuân thủ pháp luật, còn phải tuân thủ những quy tắc đạo đức “bất thành văn” như  đối xử tốt, chăm sóc sức khỏe người lao  động, quan tâm  đến cuộc sống tinh thần của họ, tôn trọng cuộc sống, môi trường sống yên bình, tín ngưỡng của người dân sống xung quanh doanh nghiệp, v.v..

Chính vì vậy, doanh nghiệp phải có ý thức về những tác động từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có trách nhiệm với chính hành vi của mình trước xã hội. Như vậy, có thể nói bản chất hoạt  động của doanh nghiệp không thể chỉvì lợi nhuận mà doanh nghiệp ngay từ đầu đã phải đóng vai trò của một “công dân” trong xã hội với tất cả nghĩa vụ và quyền lợi thích hợp của mình trong đó.

Ở nước ta, việc thực hiện TNXHCDN thường vẫn được xem là một hành động giải quyết các vấn đề xã hội vì các mục  đích từ thiện và nhân  đạo. Trong khi đó, TNXHCDN nhìn chung phải  được hiểu là cách thức mà một doanh nghiệp đạt được sự cân bằng hoặc kết hợp những yêu cầu về kinh tế, môi trường và xã hội đồng thời  đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông và các bên đối tác. Cách thức mà doanh nghiệp tương tác với các cổ đông, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ, các tổchức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các đối tác khác luôn  được coi là một đặc điểm then chốt của khái niệm TNXHCDN.

Hội đồng Kinh doanh Thế giới vì Sự Phát triển Bền vững (World Business Council for Sustainable Development)  đã đưa ra một  định nghĩa về TNXHCDN. Định nghĩa này được sử dụng khá phổ biến, được coi là hoàn chỉnh và rõ ràng. Đó là “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng  đồng, bảo  đảm chất lượng sản phẩm… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.”

Lợi ích của việc thực hiện TNXHCDN

Ở cấp độ doanh nghiệp,TNXHCDN có thể góp phần nâng cao thương hiệu doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng thị phần và tạo thêm nhiều lợi nhuận hơn thông qua việc giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh theo một số cách sau đây:

- Do TNXHCDN liên quan  đến việc thiết lập mối quan hệ mật thiết với các đối tác của doanh nghiệp như nhà cung cấp, khách hàng, người lao động, cộng đồng, v.v… bằng cách quan tâm đến những lợi ích của họ, doanh nghiệp có thể khiến các  đối tác của mình hài lòng và kết quả là, doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ những mối quan hệ mật thiết này. Chẳng hạn như, mối quan hệ mật thiết với các khách hàng có thể giúp doanh nghiệp nhận thức tốt hơn về những nhu cầu của ho, từ đó giúp doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn trong việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm.

- Trong một số trường hợp, TNXHCDN có thể đem lại hiệu suất lớn hơn (chẳng hạn như tiết kiệm được chi phí từ việc ứng dụng các kỹ thuật giảm thiểu chất thải, và điều này có thể giúp doanh nghiệp có được giá cả cạnh tranh hơn)

- Ngoài ra, khi TNXHCDN khuyến khích các doanh nghiệp đảm bảo môi trường làm việc tốt cho người lao  động, bao gồm bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, đối xử bình đẳng, chăm sóc sức khoẻ  định kỳ, vv…  Điều này có thể giúp các doanh nghiệp giữ chân  được người lao động có kỹ năng, tăng hiệu suất lao động và thậm chí thu hút thêm người lao động có trình độ. Tất cả những yếu tố này được tin là sẽ giúp các doanh nghiệp cạnh tranh hơn trong việc thu hút lao động.

- Việc lấy chứng chỉ về TNXHCDN có nhiều lợi ích tiềm năng. Lợi ích trước mắt là có thêm  đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng  đòi hỏi các tiêu chuẩn về CRS, còn lợi ích dài hạn là cho chính công ty như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm chi phí, tăng năng suất lao  động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, giảm chi phí tuyển dụng và  đào tạo nhân viên mới, tăng doanh thu, tăng giá trị, thương hiệu, và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. TNXHCDN đối với phát triển kinh tế  địa phương có thể tạo ra nguồn lao  động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn.

- TNXHCDN tốt là yếu tố giúp thu hút nhân tài. Nhân viên là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc thu hút nhân tài luôn được các công ty quan tâm. Có được những nhân viên tốt đã khó nhưng việc níu chân các nhân viên này còn khó khăn hơn nhiều.  Điều này là cả một thách thức đối với các công ty. Những công ty trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt. Những người chủ doanh nghiệp giỏi thường không lo lắng nhiều về những chi phí cho TNXHCDN (lo sức khoẻ nhân viên và người nhà của họ, cho nhân viên vay tiền  để mua xe, mua nhà, tổ chức nhà trẻ, trường học cho con cái họ…). Họ luôn tin rằng đó là khoản đầu tư sáng suốt. Ở cấp độ quốc gia, TNXHCDN có thể góp phần xoá đói giảm nghèo thông qua những chương trình từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện như đóng góp cho Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người tàn tật, v.v. Các chính sách về TNXHCDN trong bản thân các doanh nghiệp như  đối xử bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, với lao động cũ và mới cũng đem lại công bằng xã hội nói chung. Và một đóng góp quan trọng nữa của TNXHCDN ở cấp quốc gia là góp phần bảo vệ môi trường. Điều này được xem là một đóng góp rất quan trọng do tình trạng ô nhiễm môi trường hiện  đang đe dọa cuộc sống con người hơn bao giờ hết và ngốn nhiều tiền của để xử lý vấn đề này.

Khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi yêu cầu từ khách hàng ngày càng cao và xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe  đối với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, bình đẳng về giới, an toàn lao  động, quyền lợi lao động,  đào tạo và phát triển nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng,…

Nếu chỉ tính trong ngắn hạn, lợi ích mà TNXHCDN có thể  đem lại là các đơn đặt hàng từnhững công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn vềTNXHCDN. Tuy nhiên chi phí  để áp dụng chương trình TNXHCDN có thể làm  ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Những người lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng sẽcó mục tiêu hoạt động không chỉ giới hạn bởi lợi nhuận. Thước đo thành công của họ bắt nguồn từ tác động mà họ tạo ra đối với nhu cầu xã hội. Các doanh nhân này tìm kiếm những giải pháp  để thay đổi xã hội theo chiều hướng tốt hơn và  đổi ngược lại, doanh nghiệp của họsẽcó những  điều kiện  đểphát triển bền vững hơn. Lợi ích dài hạn chủyếu của TNXHCDN là cho chính nội bộ doanh nghiệp như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao  động. Ngoài ra, TNXHCDN còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và các  đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi  đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên công ty không thể chỉ sống nhờ vào TNXHCDN. Để phát triển lâu dài, công ty cần tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận và TNXHCDN có thể song hành, thực tếlà trong dài hạn, việc quản lý doanh nghiệp theo hướng có trách nhiệm với xã hội thường đem lại tăng trưởng bền vững và lợi nhuận lớn hơn. Có những e ngại rằng áp dụng TNXHCDN  ở doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) gặp nhiều khó khăn hơn những doanh nghiệp lớn vì các nguồn tài nguyên của DNVVN quá hạn chế không thể  đáp  ứng được những chương trình TNXHCDN  đắt tiền. Quan điểm đó không hoàn toàn chính xác, một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập nếu muốn thành công và phát triển bền vững thì không thể không tham gia vào các hoạt  động mang tính trách nhiệm đối với xã hội ngay từ  đầu. Hơn nữa, chương trình TNXHCDN không nhất thiết phải tốn kém. TNXHCDN là quan trọng nhưng không phải ở tờ giấy chứng nhận mà ở chính quy trình thực hiện nó. Nếu doanh nghiệp chỉ chạy theo hình thức mà không thực thi nghiêm túc thì TNXHCDN không còn ý nghĩa. Doanh nghiệp sẽ thành công trong việc áp dụng TNXHCDN nếu có sự cam kết của ban lãnh đạo, thực sự hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích TNXHCDN sẽ mang lại trong dài hạnvà b iến TNXHCDN thành một phần văn hóa doanh nghiệp.

Các Bộ Quy tắc ứng xử và các tiêu chuẩn về TNXHCDN

TNXHCDN trong lĩnh vực lao  động chủ yếu thông qua các Bộ Quy tắc ứng xử trách nhiệm xã hội. Các bộ Quy tắc quy  định về xã hội, môi trường và đạo đức giúp các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn cao hơn luật pháp quốc gia và đối với các nhà cung ứng (bên bán) phải được giám sát việc thực hiện cũng như kiểm tra độc lập thường xuyên. Các Bộ Quy tắc này bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1990. Bộ đầu tiên do Levi Straus xây dựng năm 1991. Hiện nay ước tính có khoảng hơn 1000 BộQuy tắc ứng xửdo các công ty đa quốc gia xây dựng, trong  đó có SA8000 do tổ chức quốc tế về Trách nhiệm xã hội của Mỹ xây dựng (Social Accountability International – SAI).

Nội dung của các BộQuy tắc  ứng xử  đầu tiên rất khác nhau, nhưng ngày nay các Bộ Quy tắc này chủ yếu tập trung vào các tiêu chuẩn của ILO. Hầu hết các bộ Quy tắc này đều gồm 10 điểm, thể hiện các nguyên tắc trong công ước cơ bản của ILO, chẳng hạn SA8000 có các quy định về Trách nhiệm xã hội sau : 1.Lao động trẻ em; 2. Lao động cưỡng bức; 3. An toàn và vệ sinh lao động; 4. Tự do hiệp hội và quyền thoả ước lao động tập thể; 5. Phân biệt đối xử; 6. Xử phạt; 7. Giờ làm việc; 8. Trả công; 9. Hệ thống quản lý.

Các Bộ Quy tắc ứng xử được chia làm 3 loại chính:

- Quy tắc của bên mua, do m ột công ty mua hàng xây dựng sử dụng trong hệ thống cung ứng của mình. Bên mua trả phí giám sát nội bộ và thuê kiểm toán độc lập; bên cung cấp trả tiền tu sửa  điều chỉnh và nâng cấp theo yêu cầu. Bên mua sẽ xem xét các tiêu chuẩn lao động khi lựa chọn người bán và giám sát để đảm bảo các bên cung  ứng tiếp tục đáp ứng tiêu chuẩn của mình. Sự phổ biến của các bộ quy tắc do nhiều công ty lớn  đưa ra, ví dụ Wal- Mart và Taget, cho thấy doanh nghiệp Việt Nam muốn vào thị trường Châu Âu hay Mỹ trong 5 năm tới cần xem xét các Bộ Quy tắc một cách nghiêm túc. Khi xem xét nên đặt mình trong bối cảnh hội nhập thị trường quốc tếnơi những tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn từ lâu đã là những yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp.

-  Chương trình cấp chứng chỉ cho doanh nghiệp: các công ty muốn có chứng chỉ  để chứng minh cho khách hàng rằng họ đáp ứng các tiêu chuẩn lao động. Công ty trả tiền xin cấp chứng chỉ, thuê kiểm toán hàng năm và tu sửa nâng cấp hạ tầng cơ sở nếu cần. Các chương trình này giúp cho các nhà sản xuất

cơhội thể hiện cam kết của mình trong việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động; thường chỉ coi là công cụ lao động để tiếp thị nhưng trên thực tế buộc các doanh nghiệp phải cải tiến hệ thống quản lý, do đó tạo ra những thay đổi đáng kể trong hoạt động của doanh nghiệp. Không có gì  đảm bảo rằng khi có chứng chỉ thì doanh nghiệp sẽ ký được hợp đồng, nhưng những chương trình này cho phép doanh nghiệp chuẩn bị trước những yêu cầu của các công ty đa quốc gia, những công ty mà nếu đánh giá sơ bộ thấy không đạt yêu cầu, nghĩa là họ sẽ mất đi một cơ hội có các hợp đồng.

TNXHCDN và các vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp và nhà nước

Một số cuộc điều tra gần đây của Viện Lao động và Các Vấn đề Xã hội và một số tổ chức khác tiến hành tại các doanh nghiệp ngành may mặc và da giày cho thấy việc thực hiện tốt TNXHCDN giúp doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng thêm đáng kể (khoảng 25%), giúp bình quân thu nhập hàng năm của một người lao động và tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp tăng. Bên cạnh những giá trị kinh tế, các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc xây dựng hình ảnh tốt đối với khách hàng, đem lại sự thỏa mãn và lòng trung thành của khác hàng, thu hút lao  động lành nghề và nhân tài cho doanh nghiệp.

Những sáng kiến TNXHCDN tốt (SA 8000) đã giúp Công ty may Tây Đô nâng cao  đáng kể chất lượng sản phẩm nhờ vào lực lượng lao động ổn định. Tương tự như vậy, Công ty may Sài gòn WEC, được sự hỗ trợ của IFC và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, đã xem SA 8000 như là một phần của chiến lược tạo ra sự khác biệt.

Ngoài chứng chỉ SA 8000, sản xuất sạch cũng là một cách tham gia hữu hiệu

khác của các nhà sản xuất Việt Nam. Có thể liệt kê nhiều câu chuyện thành công của các công ty nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước nhờ sự coi trọng  đúng  đắn tới việc thực hiện TNXHCDN. Tuy nhiên, những  điển hình tốt kiểu như vậy còn mang tính cá biệt. Việc thực thi tốt TNXHCDN vẫn còn là kỳvọng của tương lai, vì trước mắt đang tồn tại khá nhiều vấn đề phải giải quyết.

 

Những vấn đề thuộc về thể chế

Hiện nay, ởViệt Nam, việc xác định trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng, với môi trường sinh thái và các vấn đề thuộc phạm trù  đạo đức xã hội khác thuộc về ai đang là vấn đề còn đang bàn cãi. Vấn đề cần phải làm sáng tỏ ở đây là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đến đâu? Đâu là trách nhiệm của

doanh nghiệp? Và, các tổ chức xã hội dân sự có vai trò gì trong vấn đề này? Về phía Nhà nước, có thể nói, hệ thống luật pháp đã được đổi mới và xây dựng lại một cách sâu rộng, từ Hiến pháp đến hệ thống luật, nghị  định. Đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu, nhận thức được tầm quan trọng

của biến  đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam  đã thông qua Công ước về khí hậu (năm 1994) và sau đó là Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước về khí hậu (năm 2002). Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, hiệu lực của pháp luật thấp và, đặc biệt, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong thực thi pháp luật rất mờ nhạt. Đã xuất hiện nhiều vụviệc gây bức xúc trong dư luận, như vụ Công ty Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải nhưng không được xử lý nghiêm minh do sự đùn đẩy trách nhiệm của các bộ chức năng.

Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam  đã  được hình thành và hoạt  động trên thực tế, có  đóng góp thiết thực, như Phòng Thương mại và Côngnghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành nghề, như Dệt may, Xuất khẩu Thuỷ sản, Hiệp hội các nhà  đầu tư tài chính, v. v… Nhiều tổ chức đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn, vận động thực hiện các tiêu chuẩn và quy  định của trách nhiệm xã hội, nhất là  đối với người lao  động và người tiêu dùng. Song, do thiếu cơ sở pháp lý cần thiết, đặc biệt cơ chế phối hợp công tư (Public Private Partnership - PPP) nên sự đóng góp đó còn hạn chế. Bản thân các hiệp hội đó còn cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả thiết thực.

 

Vấn đề của các doanh nghiệp

Một số doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, có nhãn hiệu  đăng ký, hoạt động trên lĩnh vực xuất khẩu  đạt trình  độ về trách nhiệm xã hội  được các nhà nhập khẩu chấp nhận. Các doanh nghiệp này thực hiện đầy đủvà nghiêm túc các tiêu chuẩn SA 8000, ISO 14000, bảo đảm trình độ vệ sinh và an toàn thực phẩm tốt. Các doanh nghiệp này cũng đã có chiến lược dài hạn để thực hiện ngày càng đầy đủ hơn trách nhiệm xã hội cả về bảo vệ môi trường, hạn chế lượng khí thải v.v… Chẳng hạn nhưviệc các doanh nghiệp lớn nhưMetro đã ký kết hợp đồng và hướng dẫn sản xuất, thu mua nhiều mặt hàng nông sản bảo  đảm chất lượng  đã đem lại nhiều tiến bộtrong cung ứng nông sản, kểcảcho xuất khẩu. Tuy nhiên, có  đến hàng vạn doanh nghiệp chưa có thương hiệu, chưa đăng ký chất lượng sản phẩm. Số nông sản được sản xuất theo quy trình hiện đại (GAP - Good Agricultural Practice), có  đăng ký nhãn hiệu vùng sản xuất, như thanh long, xoài, cà phê, bưởi, v. v. tuy  đã tăng lên, nhưng vẫn còn rất ít so với tổng sản lượng các sản phẩm gieo trồng và chăn nuôi. Ngày càng nhiều các nhà  đầu tưvà nhập khẩu nước ngoài  đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải áp dụng những thông lệkinh doanh trên cơsởtôn trọng con người, cộng  đồng và môi trường. Chẳng hạn như, Hiệp  định về may mặc giữa Việt Nam và Hoa Kỳ  được ký kết vào tháng 5 năm 2003 có bao gồm một  điều khoản buộc các cơ quan có chức năng của Việt Nam phải khuyến khích việc thực hiện các quy tắc TNXHCDN để có thể xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Bất chấp đòi hỏi ngày càng tăng vềviệc tuân thủTNXHCDN từphía các nhà nhập khẩu nước ngoài, chỉcó một sốít doanh nghiệp Việt Nam,  đặc biệt là các doanh nghiệp lớn là có được những tài liệu vềcác tiêu chuẩn TNXHCDN này. Trong thế giới kinh doanh, các doanh nghiệp có thểthểhiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc có được một sốchứng chỉvà BộQuy tắc ứng xử được quốc tếcông nhận. Các tiêu chuẩn TNXHCDN quan trọng nhất là: SA 8000 dành cho nơi làm việc của các nhà máy, WRAP (Sản xuất hàng may mặc có Trách nhiệm Toàn cầu), trách nhiệm trong ngành may mặc và da giầy của Hoa Kỳ, hoặc ISO 14000, hệthống quản lý môi trường  ởcác doanh nghiệp, và OHSAS 1800  đối với an toàn sức khỏe. Việc  đánh giá thực hiện TNXHCDN được quy định khá cụ thể trong các Bộ Quy tắc ứng xử. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này không phải là thoảthuận giữa các chính phủhay quy  định của các công ước quốc tế, vì vậy, ràng buộc chỉ là giữa các nhà xuất nhập khẩu hoặc do chính doanh nghiệp tự đặt ra. Những trường hợp minh họa về lợi ích trên đây mà các doanh nghiệp Việt Nam có  được từviệc áp dụng chiến lược bền vững tổng hợp cho thấy rõ rang rằng TNXHCDN  đã  đem lại lợi ích thực sựcho họ. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận lớn các doanh nghiệp trong nước đã không nhận thức được tầm ảnh hưởng của TNXHCDN  đối với sựtồn vong của họ. Họcho rằng việc thực hiện TNXHCDN đòi hỏi chi phí quản lý lớn mà lại ít đem lại kết quả.

 

Những điều rút ra

(i). Tăng trưởng nhanh và môi trường sinh thái luôn là hai mặt  đối nhau của các nền kinh tế  đang phát triển. Sau quá trình tăng trưởng kinh tếnhanh, nhiều nước đã phải trảgiá đắt vềmôi trường. Việc Việt Nam cam kết thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷcho thấy chúng ta không hy sinh chất lượng sống của người dân vì mục tiêu tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn. Nhưng  điều này đòi hỏi hệthống quy  định pháp luật phải có  độchính xác cao. Luật pháp phải làm sao vừa không thừa (không tạo chi phí không  đáng có cho doanh nghiệp) vừa không thiếu để bảo vệlợi ích công cộng ởmức cần thiết.

 

(ii). Nhưng ngay cảkhi quy  định pháp luật có  đủ, mà tính hiệu lực của chúng thấp thì vấn  đềvẫn không thể giải quyết. Nhiều vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng diễn ra hơn chục năm không bị phát hiện và xửlý cho thấy cơ quan quản lý không làm hết trách nhiệm của mình. Có lẽ  đây là vấn đề mấu chốt, quan trọng nhất chúng ta phải giải quyết.

 

(iii) Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp bị bắt buộc hay tự nguyện đưa những giải pháp TNXHCDN vào chiến lược của họ đều coi điều này rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, không phải nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiểu và nhận thức  được

đòi hỏi mới vềTNXHCDN. Những thách thức chủyếu  đối với việc thực hiện TNXHCDN là: nhận thức hạn chếvềTNXHCDN; thiếu nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực để xây dựng những tiêu chuẩn TNXHCDN đặc biệt ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa; có sự nhầm lẫn giữa TNXHCDN và luật lao động. Các quy định của địa phương cũng có tác động đối với việc thực hiện những quy tắc ứng xử.

 

(iv) Khi xem xét nghiêm túc những thách thức  đối với việc thực hiện các quy định vềTNXHCDN, điều căn bản là các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận thức được vai trò quan trọng của TNXHCDN đối với những lợi ích của họvà từ đó thực hiện chúng tốt hơn.

 

(v). Dư luận có chiều hướng  đánh  đồng hoạt động từ thiện với TNXHCDN. Như đã đề cập ở trên, từ thiện chỉ là một phần nhỏ trong TNXHCDN. Một doanh nghiệp đóng góp 1 tỷ đồng từ thiện, nhưng có thể gây ô nhiễm với chi phí nhiều tỷ  đồng hơn thế. Cần phải có m ột cách tiếp cận toàn diện vềTNXHCDN. Cách thức tổchức các buổi từthiện thường mang tính PR mà không đi vào thực chất.

 

(vi) Toàn cầu hóa thúc đẩy mở rộng phạm vi hoạt động cũng như tầm ảnh hưởng của các tập đoàn đa quốc gia. Sựthay đổi này đồng nghĩa với sự đa dạng về sản phẩm, người tiêu dùng, đội ngũ lao động, chủ  đầu tư, cổ đông từ nhiều thành phần khác nhau, nhiều  đất nước khác nhau… Công ty nào muốn vươn ra chiếm lĩnh thị trường toàn cầu thì phải luôn đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu, chịu trách nhiệm trước dư luận toàn cầu.

 

(vi) Việc hội nhập mạnh mẽvào nền kinh tếquốc tếmởra cho nền kinh tế nước nhà nhiều cơ hội song hành cùng thách thức. Làm sao để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững trong những năm kế tiếp đang là một câu hỏi quan trọng hàng  đầu. Trước hết, ở tầm vi mô, các doanh nghiệp trong vai trò xương sống của nền kinh tế cũng phải tìm cho mình con  đường phát triển bền vững thích hợp trước những đổi thay từtrong lẫn ngoài. Để đảm bảo lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp cần ý thức rằng không thểphát triển mà phớt lờ sức ép của dưluận vốn vừa là khách hàng, công nhân viên hoặc cả các đối tác, chủ đầu tư trong nước lẫn quốc tế. Các nhà quản lý doanh nghiệp quốc tế không những biết cách làm tăng tối  đa lợi nhuận cho công ty, mà còn ý thức rất rõ  được việc tạo nên những điều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích. Vậy là từ những ý niệm  đạo  đức ban  đầu dưới sức ép của dư luận trở thành luật, các quy định bất thành văn…, các doanh nhân cũng đã tự nhận ra việc tuân thủ các điều lệ này cũng là cơhội  để tăng lợi nhuận. Không nghi ngờ gì nữa, việc hoàn thành trách nhiệm xã hội tạo ra cho doanh nghiệp những con  đường phát triển bền vững hơn trong tương lai./.

 

PGS.TS. Nguyễn Đình Tài

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

Share: 

Tin tức khác