HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TẠI TIỀN GIANG

Hội thảo chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản thảo luận về chủ đề “Phát triển thuỷ sản bền vững trong biến đổi khí hậu”, sẽ diễn ra vào ngày 14/08/2024 tại Sảnh Silver Sea, Mytho Marina, Số 1, Hoàng Sa, TP. Mỹ Tho.

Gia tăng nuôi trồng thuỷ sản – Con đường thích ứng với biến đổi khí hậu của Tiền Giang

Tiền Giang nổi lên như một ‘mảnh đất màu mỡ’ thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Với bờ biển trải dài 32km cùng hệ thống cồn, bãi bồi ven biển lên đến gần 5000 ha, tỉnh đang tận dụng tối đa lợi thế tự nhiên để vươn lên thành một trong những trung tâm nuôi trồng thủy sản hàng đầu Việt Nam.

Trước những thách thức của biến đổi khí hậu, Tiền Giang đã chủ động đưa thủy sản lên vị trí trung tâm trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản để phát triển kinh tế bền vững.

Những nỗ lực không ngừng nghỉ đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đã đạt gần 80.000 tấn, tương đương 25,27% so với chỉ tiêu cả năm. Đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao, Tiền Giang đặt ra mục tiêu sản xuất trên 320.000 tấn thủy sản các loại trong năm 2024

Hướng tới xuất khẩu, tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản, tích cực triển khai các khu nuôi trồng thủy sản đạt chứng nhận GAP, VietGAP, MSC/ASC,… Tính đến nay, Tiền Giang đã sở hữu hơn 38 ha cá da trơn được nuôi theo tiêu chuẩn GAP, cùng với 2.000 ha nghêu ven biển Tân Thành đạt chứng nhận MSC/ASC về nuôi trồng bền vững. 

Hạn hán, xâm nhập mặn ở Tiền Giang ngày càng khó lường

Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thuỷ sản ở Tiền Giang và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước những thách thức chưa từng có khi biến đổi khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt.

Là khu vực nằm cuối nguồn sông Mê Kông, ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc các quốc gia ở thượng nguồn xây dựng các công trình thủy điện, làm giảm đáng kể lượng nước chảy về hạ lưu. Kết hợp với việc biến đổi khí hậu làm giảm tần suất xuất hiện lũ lớn, đã khiến cho nguồn nước về ĐBSCL và Tiền Giang bị suy giảm rõ rệt trong những năm qua. 

Mực nước biển dâng cao, đồng bằng bị sụt lún, cùng với việc bị giảm nguồn nước và hạn hán đã khiến tình trạng xâm nhập mặn tại khu vực này diễn ra nghiêm trọng hơn, sớm hơn và sâu hơn vào nội địa. ĐBSCL hứng chịu “cú đánh” nặng nề, bị thiệt hại hơn 8,715 ha nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước mặn. 

Để giúp người nuôi và doanh nghiệp ở Tiền Giang có thể “sống chung với lũ và hạn hán, xâm nhập mặn” theo chủ trương của ngành, Aquaculture Vietnam tổ chức hội thảo nuôi trồng thuỷ sản tại Tiền Giang, chia sẻ những giải pháp thiết thực để Tiền Giang có thể khai thác lợi thế tự nhiên vốn có để phát triển bền vững. 

hoi_thao_thuy_san_14.8.jpg

Tháo gỡ khó khăn trong thời kỳ biến đổi khí hậu

Dưới sự hỗ trợ của Hội Thủy sản Việt Nam (VINAFIS) và Trung Tâm Hợp Tác Quốc Tế Nuôi Trồng Và Khai Thác Thủy Sản Bền Vững (ICAFIS), hội thảo chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản sẽ diễn ra vào ngày 14/08/2024, tại Sảnh Silver Sea, Mytho Marina, Số 1, Hoàng Sa, TP. Mỹ Tho.

Với chủ đề “Kiểm soát và Phòng ngừa Phát triển thuỷ sản bền vững trong biến đổi khí hậu”, hội thảo quy tụ các chuyên gia đầu ngành, chia sẻ các giải pháp toàn diện giúp giải quyết các thách thức liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu khôn lường hiện nay.

Mở đầu hội thảo, Tiến Sĩ Phạm Thanh Liêm đến từ Đại Học Cần Thơ sẽ mang đến bài chia sẻ đắt giá về chủ đề “Đa dạng đối tượng biển (nhóm rong tảo biển, nhóm nguyễn thể…) nhằm giảm tác động môi trường, giảm thiểu phát thải nhà kính”.

Tiếp nối chương trình, Tiến Sĩ Nguyễn Nhứt – Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 sẽ chia sẻ “Công nghệ nuôi trồng thuỷ sản tích hợp nhằm giảm phát thải khí nhà kính (sử dụng năng lượng tái tạo, hệ thống aquaponic/ multiple species trong hệ tuần hoàn, công nghệ xanh, kinh tế tuần hoàn, nano…)”.

Sau đó, Tiến Sĩ Phan Thanh Lộc đến từ Công ty Việt Nam Foods sẽ cung cấp thêm những giải pháp thực tế với bài chia sẻ “Tăng giá trị sản phẩm thủy sản bằng áp dụng chuỗi công nghệ none-waste trong sử dụng các phụ phẩm làm đầu vào cho các sản phẩm mới (công nghệ tinh chế các hoạt chất, công nghệ men/enzim tạo sản phẩm mới, …)  tạo ra kinh tế tuần hoàn”.

Tiếp đến, Tiến Sĩ Lê Thanh Lựu – Giám đốc ICAFIS sẽ phát biểu về việc “Thay đổi nhận thức của các đối tác trong chuỗi (người sản xuất hàng hóa, nhà chế biến và thị trường, các ngân hàng đối với quản lý tài chính hợp lý, các trung tâm tư vấn….) để nâng cao hiệu quả, bình ổn giá cả, chia sẻ lợi ích hài hòa giữa các đối tác”.

Buổi hội thảo sẽ được khép lại với bài bế mạc hội thảo của Tiến Sĩ Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam.

1_7.jpg

Gặp gỡ các nhà cung cấp hàng đầu trong ngành nuôi trồng thuỷ sản

Hội thảo không chỉ mang đến những kiến thức chuyên môn quý giá từ những chuyên gia đầu ngành nuôi trồng thuỷ sản, mà còn mở ra cơ hội vàng để kết nối và trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực. 

Tại hội thảo ở Tiền Giang, khách tham dự sẽ được khám phá các sản phẩm và dịch vụ nổi bật đến từ 3 doanh nghiệp: TIETJEN VERFAHRENSTECHNIK GMBH, EVERSHINING INGREDIENT CO., LTD, PEPTOBIOTICS.

Tietjen Verfahrenstechnik GmbH là một công ty Đức  chuyên về kỹ thuật cơ khí và thiết bị nhà máy, với chuyên môn là thiết kế, sản xuất máy nghiền búa và công nghệ giảm kích thước hạt riêng lẻ. Các dòng máy do công ty sản xuất như: LARGE CHAMBER MILL FD, HIGH-SPEED MILL VDK, và CRUSHER CR 900 sẽ có mặt tại hội thảo.

EVERSHINING INGREDIENT CO., LTD. là công ty chuyên sản xuất đậu nành lên men. EVERSHINING INGREDIENT CO., LTD sẽ mang đến hội thảo dòng sản phẩm đậu nành lên men chất lượng cao, được sử dụng trong thức ăn thuỷ sản, như cá và tôm.

PEPTOBIOTICS là công ty công nghệ sinh học của Singapore sản xuất Peptide kháng khuẩn tái tổ hợp (RAMP) phòng ngừa bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản. Công ty sẽ giới thiệu tại hội thảo về sản phẩm Protectide – peptide kháng khuẩn tái tổ hợp (RAMP), giúp ngăn ngừa các bệnh do vi khuẩn vibrio gây ra cho tôm.

ICAFIS

Share: 

Tin tức khác