ICAFIS Publication

  • Corporate social responsibility (CSR) in fisheries
    Author: ICAFIS
    Date of publishing : 06/02/2015
    Description :
    Từ cách đây hơn 50 năm, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR) đã chính thức xuất hiện khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) năm 1953. Tuy nhiên từ đó đến nay thuật ngữ này được hiểu theo nhiều cách khác nhau và chưa đi đến sự thống nhất. Theo Ủy ban Châu Âu, Uỷ ban điều hành các về đề xã hội và nghề nghiệp: “CSR là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, phối hợp với người lao động, gia đình của họ, cộng đồng địa phương và xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống theo hướng có lợi cho việc kinh doanh cũng như sự phát triển chung.” Một cách hiểu khác , theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, CSR được hiểu như “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây trách nhiệm xã hội đã được áp dụng rộng rãi trong các ngành may mặc, giày da, cơ khí, xây dựng... Tuy nhiên, thủy sản là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, đem lại nhiều ngoại tệ, với nhiều loại hình lao động và lực lượng lao động tham gia ước khoảng 5 triệu lao động nhưng việc thực hiện trách nhiệm xã hội lại chưa được quan tâm nhiều và còn bỏ ngỏ ở nhiều mảng, đặc biết là mảng khai thác thủy sản.
  • Presentation Cost and Benefit ASC Pangasius
    Author: Dinh Xuan Lap
    Date of publishing : 06/02/2015
    Description :
    Mục đích của việc phân tích lợi ích chi phí là để so sánh lợi ích gắn liền với một chính sách hoặc đầu tư với chi phí thực hiện các chính sách hoặc đầu tư. Như đã thấy, sẽ là quan trọng cho các công ty cá tra nếu họ biết rằng tổng các lợi ích của việc đầu tư ASC là lớn hơn các chi phí bỏ ra thực hiện ASC, nhờ vậy sẽ thúc đẩy các nỗ lực đầu tư vào chứng nhận. Theo quan điểm rộng hơn, chi phí lợi ích trong việc cải thiện ASC được bao gồm cách trực tiếp và gián tiếp, như lợi ích xã hội và môi trường như vậy mà không phải là dễ dàng để lượng hóa được bằng tiền hoặc tính toán dễ dàng.
  • Encyclopaedia of Fisheries
    Author: VINAFIS
    Date of publishing : 06/02/2015
    Description :
    Encyclopaedia of Fisheries present fields and activities related to the fisheries sector : fisheries environment, fisheries resources, fishing, aquaculture, preservation and processing and socio-economic issues relative to fisheries. For more information, please contact Mr. Dinh Xuan Lap, email lap.dinhxuan@icafis.vn
  • AQUACULTURE MODEL FOR ADAPTATION TO CLIMATE CHANGE IN HOANG CHAU, HOANG HOA, THANH HOA, VIETNAM
    Author: Tuong Phi Lai, Dinh Xuan Lap
    Date of publishing : 05/26/2015
    Description :
    Thanh Hóa là một tỉnh thuộc miền Trung của Việt Nam, nơi chịu nhiều ảnh hưởng của biến đối khí hậu, hàng năm gây thiệt hại hàng trăm tỷ động cho người dân. Phổ biến nhất là các ảnh hưởng của lũ lụt, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại và khô hạn….nông nghiệp là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nhất. Qua khảo sát của nhóm nghiên cứu tại Cồn Trường, xã Hoằng Châu, Hoằng Hóa, Thanh Hóa thiệt hại do biến đổi thời tiết gây ra đã làm giảm 75-80% sản lượng thu hoạch trong nuôi thủy sản. Bằng việc triển khai áp dụng thử nghiệm “mô hình nuôi thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu” trong khuân khổ Dự án“Xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu, và sử dụng hợp lý hệ sinh thái rừng ngập mặn hướng tới phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hoằng Châu, Hoằng Hoá, Thanh Hoá” được triển khai từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 7 năm 2012. Mô hình được thực hiện dựa các nghiên cứu về thời tiết khí hậu tại địa phương, đặc điểm sinh học của loài, tri thức bản địa qua qua đó lồng ghép kiến thức khoa học để đưa ra các giải pháp thích ứng. Mô hình đã được tổng kết và đánh giá thích với điều kiện thời tiết khí tại địa phương, bên cạnh đó cũng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất trong nuôi thủy sản.
  • TRAINING WORKSHOP ON THE PROMOTION OF IMPROVED ON-FARM SHRIMP FEED MANAGEMENT PRACTICES
    Author: Icafis Group
    Date of publishing : 05/15/2015
    Description :
  • Feed management practices
    Author: Dinh Xuan Lap, Mai Thanh Chung, Nguyen Thi Ngoc Trang
    Date of publishing : 05/07/2015
    Description :
    In shrimp cultivation, feed is the most important cost factor, normally accounts 50-60%1 of total production costs. Efficient feed management and feeding practices are critical important because it can reduce production costs through minimizing feed input. At the same time, it can control the environmental impacts of farming operations ..................
  • Sharing experience on Fisheries co-management in Viet Nam
    Author: Đinh Xuân Lập
    Date of publishing : 04/15/2015
    Description :
  • Status of Fisheries in Mekong Basin - Tay Nguyen
    Author: Tưởng Phi Lai, Đinh Xuân Lập
    Date of publishing : 04/24/2015
    Description :
    Việt Nam có chiều dài bờ biển 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, có hơn 120 con sông lớn nhỏ chảy ra biển, cửa sông ven biển, đầm phá, đặc biệt là rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô, vùng triều với các thủy vực nước ngọt là những hệ sinh thái tiêu biểu, đặc thù để phát triển thủy sản. Do nhu cầu tưới tiêu, thuỷ lợi và sản xuất điện, Việt Nam đã xây dựng được rất nhiều hồ chứa cỡ lớn và trung bình: Vùng trung du miền núi phía Bắc có 1.750 hồ chứa; vùng Đồng bằng sông Hồng có 35 hồ chứa; vùng Bắc Trung bộ; vùng duyên hải miền Trung có 32 hồ chứa, vùng Tây Nguyên có 972 hồ chứa, vùng Đông Nam bộ có nhiều hồ lớn như Trị An, Thác Mơ, Dầu Tiếng, Hàm Thuận và rất nhiều hồ chứa nhỏ. Tổng diện tích các thuỷ vực nước ngọt của Việt Nam được dùng cho khai thác và nuôi trồng thủy sản là 1,4.106ha. Ngoài vai trò chính như thủy điện, cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, cải thiện giao thông, chống lũ cho hạ lưu…hồ chứa còn mang lại lợi ích kinh tế về du lịch, thể thao và đặc biệt phát triển ngành thủy sản.
  • The application of certification in aquaculture in Vietnam
    Author: Tưởng Phi Lai, Đinh Xuân Lập, Phạm Minh Luân
    Date of publishing : 04/24/2015
    Description :
    Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Thời kỳ 1985-2008, ngành Thủy sản tăng trưởng liên tục với tốc độ trung bình từ 6-10%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng thủy sản đạt 6,17%/năm. Năm 2011, nuôi trồng thủy sản đạt 3 triệu tấn, khai thác thủy sản đạt trên 2,2 triệu tấn (Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 5,2 triệu tấn). Tuy nhiên ngành Thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt với hàng chục tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau từ các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế khác. Với nhiều tổ chức chứng nhận các tiêu chuẩn về chất lượng và giá trị sản phẩm, trong khi mỗi tiêu chuẩn chỉ có phạm vi công nhận trong một vài quốc gia, điều này đang trở thành gánh nặng cho ngành Thủy sản Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đầu ra bấp bênh như hiện nay. Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 1503 /QĐ-BNN-TCTS ngày 5/7/2011 về việc ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) và đang được khuyến khích áp dụng (sau này có thể sẽ tiến tới bắt buộc). Nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tổng quan về “Hiện trạng áp dụng chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam”. Qua đó để xuất các giải pháp quản lý tránh tình trạng lỏng lẻo, không thống nhất như hiện nay.
  • Fisheries Co-management in Vietnnam
    Author: Icafis Group
    Date of publishing : 04/24/2015
    Description :
    Fisheries Co-management in Vietnnam

Pages